top of page

Trong đạo Phật, ý nghĩa chữ kinh có nghĩa những lời giảng dạy của đức Phật về đạo đức, chân lý và giải thoát. Nó liên hệ đến sự nghe, nghe những lời dạy của đức Phật. Nói cách khác, kinh là những lời dạy của Phật hay các vị thánh đệ tử của Phật được thể hiện dưới dạng thức của một bài pháp thoại.

Bất Động Minh Vương - Acala
Hộ Pháp Skanda, Wei Tuo Bodhisattva

Nam Mô Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát Ma Ha Tát !!!

Tên Phạn: Skanda Bodhisattva

Hộ Pháp Vi Đà

Namaḥ Samantavajrānāṃ Caṇḍa-Mahāroṣaṇa-Sphoṭaya Hūṃ Traṭ Hāṃ Māṃ

Tên Phạn: Acala-Vidyārāja

Bất Động Minh Vương

Kinh Sách

Hướng dẫn cách lưu lại Kinh bằng file PDF vĩnh viễn trong iPhone của bạn để xem thuận tiện tại lần sau.

 

1. Bấm và chọn một Kinh ở dưới để mở.
1a. Nếu bạn đến từ facebook, bấm vào ba chấm chiều dọc và chọn "
Mở bằng Safari".

2. Phần mềm xem trước của Google sẽ mở ra Kinh để xem trước khi cho được tải xuống và như vậy nhấn vào mũi tên chỉ xuống để tải về từ ở góc trên bên phải, xem trước được rồi nó chưa hoàn thành, hãy làm theo các bước sau dưới đây để tiếp tục.

3. Sau khi Kinh mở ra xem, bấm vào bất cứ chỗ nào trên trang giấy Kinh và ở phía bên phải "Mở Trong" sẽ hiện lên và bấm vào nó.
4. Bấm và chọn (
Sao chép đến iBooks).
5. Xong hoàn thành. Bây giờ kinh sách bằng file PDF sẽ được lưu vào iBooks APP của bạn. Tất cả iPhone có iBooks APP, có lẽ chúng tôi ít khi hoặc không bao giờ sử dụng nó để biết nó ở đó.
6. Bây giờ, nhấn nút Home trên iPhone của bạn và tìm kiếm các iBooks APP. Khi bạn tìm thấy nó, mở nó và bạn sẽ thấy Kinh mới bạn vừa lưu trong iBooks kệ sách của bạn.

 

Với phương pháp này bạn không cần mạng Internet để xem Kinh nào sau này khi bạn đã lưu nó vào iBooks APP một lần. Nó sẽ được lưu vào điện thoại của bạn vĩnh viễn và bạn thể xem những sách nào bằng file PDF từ bất cứ trang web nào với một cách thuận tiện của bạn bằng cách chỉ cần đi vào iBooks APP của bạn bất cứ khi nào bạn muốn lần sau.

 

Nếu mạng yếu, bạn có thể phải chờ một vài phút cho Kinh xuất hiện.

Cũng có thể ấn tống kinh sách (một hay nhiều quyển) bằng cách lưu lại kinh sách dưới đây bằng File PDF trên USB và mang đến nhà in.

Tên Anh: Buddha Pronounces the Sūtra of the Great Cundī Dhāraṇī 

Số trang: 6

 

Hán Dịch: Thiên Trúc Tam Tạng Địa-bà-ha-la đời Đường

Việt Dịch: Tại gia Bồ-tát giới Ưu-bà-tắc Nguyên Thuận

Tên Anh: The Ullambana Sūtra and The Filial Piety Sūtra

 

Số trang: 57

 

Đây là bản kinh thông dụng, phổ biến đối với hết thảy Phật tử, dù theo tông phái nào. Kinh được thường xuyên trì tụng trong mùa Vu Lan tháng Bảy, bao gồm 2 kinh ngắn đều được dịch sang thể thơ kệ, dễ nhớ, dễ đọc tụng.

 
Bản kinh thứ nhất là kinh Vu Lan Bồn, ghi lại câu chuyện báo hiếu của ngài Mục Kiền Liên và lời dạy của Phật để hàng Phật tử sau này thực hành Vu Lan Pháp hội.


Bản kinh thứ hai là Kinh Báo đáp công ơn cha mẹ, ghi lại lời dạy của đức Phật về công ơn sâu nặng của cha mẹ và bổn phận hiếu hạnh, đạo làm con. Những ý nghĩa thâm sâu được diễn đạt chi tiết qua các vần thơ kệ rất dễ đi vào lòng người, khiến cho những người con hiếu khi nghe qua không thể không xúc động.


Các bản dịch theo thể thơ kệ này là công trình của Hòa thượng Thích Huệ Đăng, đã từ lâu được Phật đón nhận và lưu hành rộng rãi. 

Số trang: 67

 

Lời Bạt

 

Đức Phật thuyết giảng kinh Diệt Tội Trường Thọ đã trên 25 thế kỷ. Nhưng nhân duyên khiến Ngài thuyết giảng kinh này, tức là hoàn cảnh nghiệt ngã của ngườI nữ Phật tử Điên Đảo trong kinh, lại đã xãy ra từ vô số kiếp về trước cũng như vẫn còn xãy ra trong xã hộI con người bây giờ và mãi mãi về sau. Từ đó thấy rằng không phải chỉ có một người nữ Phật tử Điên Đảo mà đã và sẽ còn có vô số người phụ nữ như vậy, dù là Phật tử hay không Phật tử. Phong tục khắc khe của xã hội cũng như hoản cảnh nghiệt ngã của cá nhân và gia đình đã khiến những ngườI phụ nữ phải hủy bỏ cái bào thai hoặc thai nhi của mình dù biết đó là hành vi tội lỗi về mặt đạo đức xã hội và là hành vi tạo ác nghiệp về mặt nghiệp báo. Nhưng trên hết, ngay trong cái tên Điên Đảo, Đức Phật đã hàm ý đó là những hành vi, xuất phát từ vô minh, từ tham ái của con người vốn đã sanh ra trong cõi Dục giớI này. Chính từ sự quán chiếu đó, Đức Phật đã không dừng lại ở chỗ tội lỗi hay nghiệp báo và những sự trừng phạt tương ứng trong những cảnh giới địa ngục mà những người phụ nữ như Điên Đảo phải lãnh thọ. Ngài chú trọng và nhấn mạnh ở chỗ phải biết thành tâm sám hốI để giải nghiệp và an lạc. Những sự trừng phạt trong cảnh giới địa ngục vô gián có thể được hiểu như những ẩn dụ cho những cực hình vô cùng vô tận mà ngườI phụ nữ lâm vào những hoàn cảnh này phải gánh chịu về mặt tthể chất cũng như tinh thần, từ luật pháp, tập tục của xã hội và gia đình và ngay cả từ tâm trạng dày vò, đau khổ triền miên của chính mình. Làm thế nào để giải nghiệp và an lạc là mục đích của Kinh Diệt Tội Trường Thọ.

 

Trong những năm hành đạo tại chùa Quang Minh ở Chicago, Đại Đức Thích Minh Chí, hiện nay là Giám viện Phật Học Viện Quốc Tế ở California, đã từng nghe biết nhiều hoàn cảnh thương tâm và đã từng làm lễ cầu siêu cho các thai nhi, tức là những hương linh chưa sanh, chưa có tên. Thầy rất xúc động trước những hoàn cảnh thương tâm và đau khổ như vậy nên muốn tìm một bản kinh nào thuyết giảng về những cảnh ngộ như thế này để giúp những ai muốn thành tâm sám hối để giải nghiệp và được giải thoát, an lạc. Đó là nguyên nhân khiến quyển kinh này được dịch ra tiếng Việt và phổ biến.

 

Cũng như nội dung của tất cả những kinh điển khác, chúng ta áp dụng lờI Phật dạy như dùng bè qua sông, đừng chấp bè lau, bè sậy, bè chuối … mà chỉ luôn luôn tâm niệm rằng: phảI qua mau, qua mau, qua đến bờ bên kia.

 

Chắc chắn không sao tránh khỏi lỗi lầm trong lúc dịch, kính mong các bậc cao minh chỉ giáo cho.

 

Trân trọng,

 

Tỳ kheo Không Trú

Tên Anh: Cause and Effect Sūtra

 

Số trang: 50

LỜI NÓI ÐẦU

 

Thuở xưa, có người đến hỏi một vị Thiền sư: "Bậc tu hành đã ngộ lý Chân Không, có lạc vào vòng Nhân Qủa đặng?". Thiền sư đáp: "Bậc đại tu hành chẳng lạc vào vòng nhân qủa".

 

Vì câu trả lời này mà khiến cho Thiền Sư phải đọa làm kiếp chồn năm trăm năm, sau gặp ngài Bá Trượng mới được giải thoát.

 

Cũng do câu chuyện trên đây, nên các vị cổ đức khuyên người học Phật, trước tiên phải duyệt các kinh nói về nhân qủa tội phước, chú trọng phần giới hạnh, cùng hiểu biết sự luân hồi trong ba cõi sáu đường, sau mới nghiên cứu qua kinh cao. Nếu trái thứ tự, bước đầu tiên đọc những kinh như: Kim Cang, Pháp Bảo Đàn...nếu không phải là người có nhiều căn lành, tất dễ sinh lòng khinh mạn và lạc vào lối chấp không?. Thật ra, nhân qủa không phải là chuyện thấp nhỏ, vì từ chúng sinh đọa tam đồ cho đến chư Phật thành Chính Giác đều không ngoài nhân qủa. Do sự kiện trên bút giả mới phiên dịch quyển kinh nầỵ

 

Vì kinh Nhân Qủa nói tóm tắt không mấy trang nên bút giả lại phụ thêm một ít câu chuyện tạm gọi là "Nhân Qủa Luân Hồi Tạp Lục".

 

Về việc luân hồi nhân qủa ở Việt Nam ta cũng có nhiều, tiếc vì không ai ghi chép thành sách, nên tản mác đi. Vì thế, bút giả đành tìm dịch các câu chuyện bên Trung Hoa, và những việc này đều có thật. Cái thông bệnh của người tu Phật, là hay luận huyền nói diệu, mà việc thường nhỏ lại ít khi làm được. Nhớ lại hồi xưa sư cụ Khánh Hòa còn tại thế, có một Phật tử hỏi về đạo lý "vô thỉ vô chung". Sư Cụ mỉm cười đáp: "Hỏi chi xa vời vậy? Gắng ăn chay và niệm Phật cho đều đều là tốt lắm rồi!", Đại để, người đã lăn lội trong nhiều giáo điển, lại không muốn nói diệu huyền mà chỉ chú trọng đến sự thật hành thông thường, là như thế.

 

Kinh Hoa Nghêm nói: "Lòng tin là bước đầu của đạo, và mẹ của tất cả công đức". Mong những vị hữu duyên, khi xem đến quyển sách này, bắt đầu tu niệm tin có linh hồn ma qủy, đến tin có tội phước báo ứng, việc chuyển kiếp luân hồi, cũng sự linh hiển của Phật Pháp. Do đó, lần lượt tiếp tục xem những kinh cao hơn. Chừng ấy, lẽ không không sắc sắc, đường thị thị phi phi, sẽ hỏi Phật đà mà tỉnh ngộ.

 

- Thích Thiền Tâm

 

Nguồn của bài viết

Tên Phạn: Kāraṇḍavyūha Sūtra

Số trang : 135

Nhà xuất bản : Chủa Khải Đoan - Ban Mê Thuột

Năm xuất bản : 1973

 

Đây là quyển kinh do thượng tọa Thích Viên Đức dịch và trao cho Sư Tổ vào lần đầu gặp mặt khoảng 30 năm về trước cùng với quyển: Hiển mật viên thông, Kinh Chuẩn Đề Đà la ni và Mật pháp nhất tự Đà la ni. Bốn quyển này đã có ấn tống tại VN, ngoài ra còn có những bản kinh khác chỉ là quay roneo và đóng tập, không in thành sách. Trong 30 năm qua Sư Tổ đã không ấn tống kinh này để tránh mọi hiểu lầm vì bản kinh đề cao việc cúng dường qua câu chuyện đức Phật nhắc nhở cho Trừ Cái Chướng Bồ tát mang lễ vật quý nhất đến dâng cúng cho một vị pháp sư tại gia để cầu cho được thần chú Om mani padme hum của Quan Thế Âm.

 

Thần chú Om mani padme hum thường được trì tụng cùng với ấn Liên hoa: “Hai ngón tay út, hai ngón tay cái dựa dính nhau, còn sáu ngón kia buông thả mở ra, hơi cong như bông sen nở” (kinh Chuẩn đề).

 

Dịch ra tiếng Việt, ý nghĩa chánh của câu chú là: “Viên ngọc quý báu trong hoa sen dâng lên cho ngài Quan Thế Âm”. Tuy nhiên người tu mật nếu chỉ tu theo hình thức, tay kiết ấn Liên Hoa, miệng niệm chú một cách máy móc thì sẽ không thể đạt được những công năng của thần chú như ghi trong kinh sách.

 

Để chứng đắc, đạt được công năng của thần chú "Om mani pad me hum" (hay những thần chú khác) người tu phải được chư Phật mười phương, cũng như QTA chấp thuận ban cho ân phước, vì Om mani padme hum chính là lời cầu nguyện, xin ân phước nơi QTA, chư Phật.

 

Thượng đế, thánh thần, và chư Phật mười phương là những vị có đủ quyền uy và phước báu để trợ độ cho con người - không những là trong mọi khía cạnh của đời sống hiện tại - mà còn tiếp dẫn cho linh hồn được về cõi Niết bàn (Thiên đàng) hay các cõi Tịnh độ của chư Phật.

 

Mật tông thuộc về Đại thừa, chủ trương nương nhờ tha lực của chư Phật bởi vì con người nhỏ bé không thể tự lo cho đời sống ở thế gian thì càng không thể tự lo cho đời sống của linh hồn mình ở cõi sau. Kinh sách cũng nói thế gian là biển khổ, ai sống trên thế gian cũng phải trôi nổi, bị chìm đắm bất chợt, thì không thể có ai tự mình tìm được đến cõi Niết Bàn.

 

Cho nên đa phần các tôn giáo đều cầu nguyện ơn trên phù hộ ngoại trừ một số nhỏ con người tự cao tự đại, không nhìn nhận mình chỉ là một con kiến trong vũ trụ mà cho rằng mình có cách tự giải thoát lấy mình để bay về trời. Con kiến mà tự giải thoát khỏi thân phận kiến cỏ của nó thì sẽ không ai trên đời này cần phải tu hành hay cầu nguyện với Thượng Đế, chư Phật.

 

Thiên chúa giáo, cũng như Đại thừa Phật giáo đặc biệt nhấn mạnh con người phải cầu xin ân cứu rỗi của Thượng Đế , vì chỉ có ân cứu rỗi thì con người mới có được một phần nào an vui tại thế gian, phải có được ân sủng của Thượng đế thì con người mới được lên Thiên đàng-Niết bàn...chứ không thể chỉ dựa vào phẩm hạnh, đạo đức của bản thân hay tu luyện các pháp này nọ.

 

Vấn đề ở đây là nếu như tất cả mọi người đều cầu xin ân sủng của Thượng Đế, chư Phật thì Thượng đế chư Phật sẽ chứng cho ai? và phải làm thế nào thì mới được chư Phật chứng minh, ban phước?

 

Bản kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Kinh hàm ý cho biết: Nếu hành giả chỉ đọc Om mani padme hum mà không hiểu ý nghĩa là xin dâng lên viên ngọc quý để cầu Quan thế Âm thì câu niệm đó chỉ là lời nói suông, vì miệng xin dâng lên ngọc quý mà thực chất là bản thân không có được ngọc quý để dâng. Thật ra thì dù có con người có dâng ngọc quý, hay những châu báu gì khác cũng không thể làm động lòng trời Phật ban phước cho mình vì tất cả những của cải thế gian đều hoàn toàn vô giá trị đối với Thượng Đế và chư Phật, tất cả chỉ là rơm rác mà thôi.

 

Cho nên ý nghĩa chánh của bản kinh là dạy cho người tu khi trì Om mani padme Hum là phải biết dâng tấm lòng thành kính, sự tin tưởng tuyệt đối và lòng khẩn khoản hết mực của mình. Quan trọng nhất là tấm lòng thành kính của hành giả phải được hành giả chứng minh qua hành động cụ thể, chứ không thể chỉ nói bằng miệng mà có thể cầu được ân phước lớn của chư Phật trong đời này và đời sau cho bản thân hay gia đình.

 

Do đó mà trong DTTNBV kinh, đức Phật đã chỉ cho Trừ Cái Chướng Bồ tát phải chứng minh lòng thành kính bằng cách mang lễ vật quý giá nhất của mình để dâng cho vị pháp sư tại thế, là người đã chứng đắc và sở hữu thần chú của QTA, có thể đại diện cho Quan thế Âm để thử thách lòng thành của người tu.

 

Ngoài ra còn có những bản kinh khác dạy cho người tu là phải chẻ xương lóc thịt, khổ hạnh tu luyện, hy sinh thân mạng, tài sản, tâm huyết… để cầu đạo của Trời Phật; Y nghĩa là người tu phải vượt qua những thử thách, phải có buông bỏ, có hy sinh, mới thật sự chứng minh được lòng thành của mình, chứ không thể chỉ dùng miệng lưỡi gian dối để gạt Trời Phật. Nếu người tu chỉ niệm thần chú mà không hiểu được ý nghĩa thì đó là thuần túy cầu xin không khác gì người hành khất; mà hành khất, kẻ ăn xin thì chỉ có thể nhận được bố thí vài đồng bạc lẻ, không được ai mời vào nhà.

 

Hiểu được như vậy thì người tu nên tự lượng lấy mình, nên có tự trọng và liêm sỉ để đừng ảo tưởng vọng cầu những ân phước to tát của Trời Phật trong khi bản thân chẳng có lòng thành khẩn hay chút hy sinh nào cho đạo. Điều nầy lý giải vì sao Om mani padme Hum xưa nay là quốc chú của Tây tạng, mọi người dân Tây Tạng đều tụng đọc, thờ phượng qua mọi hình thức mà Tây Tạng lại bị sát nhập với Trung Hoa. Đó là do sự cầu xin chỉ có một chiều, đọc tụng 'dâng ngọc quý' lên Quan Thế Âm nhưng không được Quan Thế Âm chấp nhận.

 

Sau 30 năm truyền đạo, Sư Tổ có rất nhiều đệ tử được điểm đạo và được nhận kinh sách làm phương tiện tu học miễn phí, quan điểm của Sư Tổ là để cho mọi người y theo kinh mà tự tu hành không cần phải liên lạc hay gặp lại.

 

Vừa qua có một người ở Colorado được Sư Tổ điểm đạo và được phát cho quyển kinh Chuẩn đề, Mật tông quyển thượng, quyển trung, cách đây 27 năm, từ đó đã không hề gặp lại Sư Tổ. Hiện ông là chủ một nhà hàng, nơi Sư Tổ có vào ăn nhiều lần, nhưng ông ta không nhìn ra sư tổ, còn sư tổ thì đã hoàn toàn quên hẳn ông ta. Ngày hôm đó bỗng ông như sực nhớ ra nên đến hỏi Sư Tổ có phải là Thầy Phước không? Khi nhìn ra Sư Tổ, ông rất cung kính và không dám ngồi để tiếp chuyện, mặc dù đó là nhà hàng của ông. Ông cho Sư Tổ biết 27 năm qua ông vẫn tu tập và thường thấy đức Quan Thế Âm bằng thần nhãn.

 

Câu chuyện này cho thấy quan điểm của Mật tông là truyền đạo vô vụ lợi, điểm đạo không cần phải gặp gỡ, không cần phải tụ họp, và không cần bắt buộc phải tôn kính vị đạo sư. Nhưng theo quan điểm của các kinh Đại thừa thì nói rõ là muốn đạt được hiệu quả linh ứng của câu Om mani padme hum hay những câu thần chú khác thì cần phải thấy có sự hy sinh nào đó từ người tu. Nếu như người tu chưa thật sự dám hy sinh một phần lớn đời sống cho việc hành đạo và một phần lớn tài sản của mình cho việc cầu đạo thì họ vẫn còn đứng bên ngoài cửa chánh của tòa lâu đài Mật pháp, đó cũng là kho tàng ân sủng của Thượng đế và Chư Phật mười phương dành cho những ai đã bước vào trong.

 

Phần trên là sự khai thị của bản kinh ĐTTNBVK về việc cầu đạo và hành đạo của Mật tông.

 

Mời các bạn đọc tham khảo nguyên văn bài kinh ĐTTNBVK sẽ được tuần tự đăng lên ở mục Kinh Sách.

 

Hạnh Đạo

 

Nguồn của bài viết

 

Nguồn bài kinh

Tên Phạn: Prajñāpāramitāhṛdaya

Tên Anh: The Heart Sūtra

Số trang: 1

Nguồn: www.chuavietnam.com

Tên Phạn: Bhaiṣajyaguruvaidūryaprabharāja Sūtra

Tên Anh: Medicine Buddha Sūtra

Tên Anh: Medicine Buddha Sūtra

Số trang: 90

Phần dịch nghĩa: Trang số 49


Chỉ thú của Kinh Dược Sư là Đức Phật trình bày về nhân quả, nghiệp báo; về bệnh căn và các tai họa mà loài người đã, đang vướng mắc.  Có những bệnh, những tai họa mà khả năng con người và y học có thể đáp ứng, vượt qua được.  Nhưng, có một số lớn bệnh căn và tai họa trầm trọng mà khả năng con người, y học không thể giải quyết được.  Chỉ thú, nội dung của Kinh Dược Sư là khích lệ, giúp ta một cách tích  cực trong việc hóa giải tai ương và chữa trị các bệnh nan y.  Vì vậy, Kinh Dược Sư không phải để tụng trì, cầu nguyện bởi đức tin thuần túy, mà xa hơn, thực tế hơn là nhằm hướng dẫn ta cách thực tập, chuyển hóa những tâm lý bất thiện, vun trồng những hạt giống tốt.  Khuyến khích sự phát tâm hướng về Tam Bảo, giữ gìn các giới pháp căn bản và ngăn ngừa những suy tư, nói năng, hành động xấu ác.  Kinh Dược Sư cũng chỉ rõ cho ta cách thiết lập đàn tràng, làm phước bố thí, cầu thỉnh các bậc thanh tịnh Tăng chứng minh, cầu nguyện, thuyết pháp để khai mở tâm lành cho ta, người thân, gia đình, thân quyến.  Đặc biệt của kinh là giúp cho người hành trì tưới tẩm hạt giống yêu thương, hiểu biết.  Thương yêu và hiểu biết là hai loại giống trân quý có sẵn trong ta, trong người và đó cũng là phương thuốc mầu nhiệm nhất để chữa trị thân bệnh, tâm bệnh của chúng sanh.

 

Một đặc điểm rất trọng yếu của kinh là năng lực mười hai lời nguyện lớn của đức Phật Dược Sư và sự tùy hỷ trợ niệm của mười hai đại tướng Dược Xoa cùng các quyến thuộc.  Mười hai lời nguyện lớn của đức Phật Dược Sư và sự trợ niệm ấy là nhân tố thành tựu diệu lực từ bi và trí tuệ bất khả tư nghì trong vai trò cứu khổ.  Vì vậy, tụng niệm và hành trì theo tính thần kinh Dược Sư là nhằm được tiếp xúc với diệu lực bất khả tư nghì của Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai và sự trợ niệm, tùy hỷ công đức của chư Thánh giả.

 
Kinh nầy nếu được nhiều gia đình phát tâm in ra, phổ biến rộng rãi giúp nhiều người đọc tụng, thực hành thì lợi ích rất lớn trong việc chuyển hóa nội tâm, trang nghiêm cõi tịnh.

Tên Phạn: Bhaiṣajyaguruvaidūryaprabharāja Sūtra

Tên Anh: Medicine Buddha Sūtra

Tên Anh: Medicine Buddha Sūtra

Kinh Bản Nguyện Công Đức của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
Chuyển Việt ngữ: Tỷ Kheo Thích Trí Quang
Đọc kinh: Hồng như – bản thâu âm 2007

 

Nguồn: www.hongnhu.org
 

Tên Phạn: Avalokiteśvara Sūtra

 

Tên Anh: The Universal Door Of Avalokiteśvara Bodhisattva Observing the Sounds of the World

Số trang: 50

 

Phần dịch nghĩa: Trang số 34

Giới thiệu:

Đây là một trong các phẩm kinh quan trọng thuộc bộ kinh Diệu pháp liên hoa, được rất nhiều Phật tử trì tụng cũng như nghiên cứu, học hỏi.

Kinh Phổ môn chủ yếu nói về lòng đại bi của Bồ Tát Quán Thế Âm và hạnh nguyện cứu khổ của ngài. Bản Việt dịch lần này được rà soát chỉnh sửa rất công phu, bổ sung nhiều chú giải để giúp người đọc dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận ý nghĩa kinh văn.

Tên Dài: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh

Tên Phạn: Sukhāvatīvyūhaḥ Sūtra

Tên Anh: Infinite Life Sūtra

 

Nguyên Hán bản Ngài HẠ LIÊN CƯ (hội tập)

Số trang: 145

THAY LỜI TỰA

 

Đức Phật ra đời suốt bốn mươi năm trời thuyết pháp, có đến hơn tám vạn bốn ngàn pháp môn. Pháp môn chính là phương pháp mở cửa tuệ giác tâm linh. Chúng sanh căn tánh bất đồng, thiên sai vạn biệt, nên đức Phật cũng theo đó mà có nhiều pháp môn để đáp ứng thích cơ hợp tánh chúng sanh. Tâm bịnh chúng sanh đa dạng, biến thái muôn ngàn, nên pháp dược trị liệu cũng có vạn thiên.

 

Pháp môn có sai khác, giáo pháp diễn đạt những pháp môn đó có cạn sâu. Nhưng dù sai khác cạn sâu thế nào đi nữa, thì giáo pháp đức Phật tựu trung vẫn là chìa khóa mở cửa tâm linh, những phương thuốc thần diệu trị liệu tâm bịnh chúng sinh, giải thoát phiền khổ. Ngài cũng thuyết minh về những hiện tượng thành hoại của vũ trụ, những sai biệt thăng trầm thạnh suy của kiếp người. Nhưng cội gốc của những hiện tượng đó đều do tâm sanh khởi. Tâm là nguồn gốc hình thành tất cả mọi hiện tượng, trạng thái thạnh suy, thành bại, thăng trầm của nhân sanh vũ trụ. Thế nên, giáo pháp của đức Phật là chìa khóa mở cửa tâm linh, là phương thuốc trừ sạch gốc rễ vô minh từ tâm thức con người, là con đường sáng ngời đưa chúng sanh từ phàm đến thánh.

 

Trong tất cả những pháp môn, những phương thuốc, những con đường sáng tịnh đó, được đức Phật trình bày bàn bạc khắp trong tam tạng giáo điển. Nhưng đặc biệt pháp môn Tịnh độ thì đức Phật nhấn mạnh có tánh cách xác quyết với cả tấm lòng tha thiết khuyến lệ chúng sanh nên thực hành pháp môn này. Điều đó hiển lộ qua những thời pháp đặc thù được kết tụ thành kinh A Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ, kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm, kinh Niết Bàn v.v … Chẳng những trong pháp hội kinh A Di Đà Ngài diễn tả cảnh giới Tây phương Cực lạc một cách rõ ràng, mà ở pháp hội kinh Vô Lượng Thọ Ngài thuyết minh cho chúng sanh thấy nguyện lực đức Phật A Di Đà và nhân duyên mật thiết giữa chúng sanh cõi Ta bà với đức Phật này. Cũng chính trong pháp hội Vô Lượng Thọ, đức Thích Ca còn khẳng định rằng, chúng sanh cách Phật lâu xa về sau, ngoài pháp môn niệmPhật ra, không có pháp môn nào cứu giúp chúng sanh giải thoát luân hồi sanh tử có hiệu năng bằng pháp môn Tịnh độ. Và khi Phật pháp tận diệt hết trên cõi đời, chỉ còn lại độc nhất kinh Vô Lượng Thọ kéo dài thêm 100 năm nữa trước khi mạt pháp kết thúc. Người tu học Phật mà không đọc, không tin lời đức Phật nói ở kinh Vô Lượng Thọ, thì quả thật khó mà đạt đạo giác ngộ giải thoát.

 

Nhận thấy lời huyền ký của đức Thích Ca về chân giá trị của pháp môn Tịnh độ và sự quý giá vô cùng của kinh Vô Lượng Thọ đối với người có thiện duyên chánh kiến chánh tâm, nhắm chánh đạo tiến bước, nên chúng tôi dịch bản kinh này để kết duyên. Bồ đề cùng bạn lành bốn phương, để cùng nhau hướng về con đường sáng lành thênh thang trước mặt, con đường chắc chắn giải thoát. Đó chính là con đường Tịnh độ, con đường an toàn vững chắc. Trên con đường đó có đức Phật A Di Đà phóng quang soi sáng, có Thánh chúng hộ trì, có Bồ tát Quán Thế Âm, Thế Chí, Di Lặc dắt đường. Như thế là tự lực, tha lực đầy đủ đề huề đồng quy Cực Lạc. Trẻ thơ về quê có mẹ hiền cùng các anh chị đi bên cạnh thì còn lo gì lầm đường lạc lối?!

 

Ước mong bạn lành bốn phương sanh khởi tín tâm, tin lời Phật dạy, chánh niệm thực hành, thì nhất định cảnh giới Cực Lạc hiện tiền.

 

Mùa Vu Lan 1998

 

Thích Đức Niệm

Tên Phạn: Saddharmapuṇḍarīka-sūtra

Tên Anh: Lotus Sūtra

Tên Anh: Lotus Sūtra

Số trang: 787

Thay Lời Tựa


Kinh Pháp-Hoa là bộ kinh đại thừa gồm bảy quyển tổng cộng là hai mươi tám phẩm, suốt hơn sáu vạn lời, nghĩa lý sâu xa, kinh văn rộng lớn, chứa đựng tâm nguyện và phương tiện huyền diệu ngời sáng của Phật và Bồ-Tát.

Tâm nguyện của Phật là tâm nguyện khắp độ chúng sanh đạt thành đạo quả giác ngộ. Bởi thế nên ngay quyển đầu của kinh về phẩm phương tiện đã nói: (Phật ra đời là vì một nhơn duyên lớn duy nhất là khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật). Thế nghĩa là Phật rộng mở phương tiện pháp môn, chỉ bày chơn tâm Phật tánh để chúng sanh tin tưởng khả năng thánh thiện của mình mà tiến tu đến Phật quả.

Phương tiện của Phật là phương tiện huyền diệu được sanh trưởng và dinh dưỡng bởi trí huệ từ bi hỷ xả lợi tha có khả năng đưa tất cả chúng sanh đồng chứng nhất thừa Phật quả. Đức Phật nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật. Ta là Phật đã thành. Chúng sanh là Phật sẽ thành, nếu chúng sanh tinh tấn nỗ lực tu hành thì cũng sẽ thành Phật như ta vậy. 

Nhưng chúng sanh đắm chìm trong ngũ dục lạc, nên tạo nhiều tội lỗi để rồi hiện thành căn tánh cao thấp, nghiệp duyên nặng nhẹ khác nhau. Đức Phật lại phải từ đó mà lập ra có muôn ngàn phương tiện để hóa độ. Nghĩa là từ nhứt thượng thừa mà đức Phật đã phải phương tiện huyền khai làm thành ba thừa để rồi sau đó, khi căn tánh chúng sanh thuần thục ngài lại dần dần đưa lên nhứt thừa vô- thượng chánh-đẳng chánh-giác.

Hai mươi tám phẩm kinh Pháp-Hoa chan chứa tâm hạnh của Phật và đại Bồ-Tát, trải dài những con đường phương tiện giáo hóa thênh thang ngõ hầu mang chúng sanh từ phàm đến thánh, từ tam thừa Thanh-văn Duyên-giác và Bồ-Tát đến quả vị nhứt thừa vô thượng Phật quả.

Nội dung kinh Pháp-Hoa cho ta thấy không phương tiện độ sanh nào mà không có, không cửa pháp môn giải thoát rốt ráo nào mà không mở, không cảnh giới Phật nào mầu nhiệm thiện duyên thâm mật với chúng sanh cõi ta bà này mà không ảnh hiện, không hạnh nguyện giáo hóa độ sanh nào của Phật và Bồ-Tát mà không thể đạt ba la mật. Thật là một bộ kinh khế hợp cho đủ mọi trình độ căn tánh nghiệp duyên của chúng sanh. Vì thế xưa nay kinh Pháp-Hoa đã được không biết bao nhà Phật học huyên bác chú thích sớ giải làm cho kinh Pháp-Hoa rạng rỡ từ ngàn năm này đến ngàn năm khác và phổ cập nhân gian. Đến nỗi nghĩa lý của kinh Pháp-Hoa quá ư vi diệu tuyệt vời, kinh bản được đời đời ấn hành phổ biến uy thế tạo thành một tôn phái với danh xưng là Pháp-Hoa-Tôn hay Thiên-Thai-Tôn, một tôn phái có ảnh hưởng lớn ở Nhật Bản và Trung Hoa do Trí Giả Đại Sư thành lập.

Trong thời thế sự cuồng quây, đạo tâm ngày một suy vi, phong hóa niềm tin lay chuyển đến tận gốc rễ như thời này đây, để cho mọi người còn chút phước duyên đang bền bồng trên bể đời có thuyền nương tựa, có đất phì nhiêu của bến bờ để gieo giống Bồ-đề, nên Phật Học Viện Quốc Tế nguyện in lại kinh Pháp-Hoa này ngõ hầu làm thuyền bát nhã, làm ruộng phước phì nhiêu, làm hải đăng và bến đổ cho khắp cả mọi kiếp thuyền đời trở thành những thiện hữu Bồ-đề kết duyên cùng Phật đạo Chánh-đẳng Chánh-giác.

Khắp nguyện mười phương bạn lành gần xa mở rộng lòng ra phát tâm Bồ-đề thọ trì và ấn tống kinh Pháp-Hoa này để tạo cơ hội sớm ngộ nhập tri kiến Phật, ngõ hầu thăng hoa đời sống đạo quả vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác.
 

Phật lịch 2530, Vía Phật A Di Đà 1986 Bính Dần

Thích Đức Niệm

 

Nguồn: www.budaedu.org

 

Tên Phạn: Saddharmapuṇḍarīka-sūtra

Tên Anh: Lotus Sūtra

Tên Anh: Lotus Sūtra

Số trang: 229

KÍNH GỬI ĐỘC GIẢ

 

Thưa quý độc giả thân mến

 

Bộ Pháp Hoa Huyền Nghĩa xuất bản hôm nay không có một liên quan nào, về mọi phương diện, với những bộ Kinh danh đề tương tự mà chúng ta thấy trong Đại tạng. Chúng tôi đã cố tìm một danh từ khác vừa gãy gọn, vừa nói lên được cái “nghĩa sâu kín” mà chúng tôi mong vạch ra được trong một công trình khảo cứu, phiên dịch, và chú thích khá dày công. Nhưng tìm mãi không đựơc, chúng tôi đành giữ hai chữ “Huyền Nghĩa”.

Vì chủ đích của chúng tôi là trình bày nghĩa ẩn, chúng tôi đã nhẹ phần phiên dịch, nghĩa là chúng tôi không dịch sát và đầy đủ chánh văn mà chỉ ghi đại cương thôi, để cho độc giả khỏi tán ý và dễ nhận cốt yếu lời Phật dạy.

Bộ Pháp Hoa Huyền Nghĩa này đã được giảng hai lần tại chùa Xá Lợi của Hội Phật Học Nam Việt, lần đầu vào hồi đầu tháng ba Nhâm Dần (5-4-1962). Số thính giả kỳ nào cũng trên dưới ba trăm và mỗi kỳ kéo dài cà năm. Rất thỏa mãn, nhiều bạn trí thức thúc giục chúng tôi xuất bản để giúp ích trong muôn một những bạn đang tìm hiểu Diệu pháp của Phật. Chúng tô xin tuân hành. Nhưng xin thưa trước: chỉ có Phật mới hiểu được trọn vẹn lời Phật, vì vậy những cố gắng của kẻ hậu sanh thiển học như chúng tôi, dầu có tột độ đi nữa, vẫn không làm sao nói hết ý Phật được, và nhất là khó tránh những thiếu sót sai lầm mà chúng tôi thành tâm mong mỏi các bậc cao minh chỉ bảo cho. Chúng tôi trân trọng ghi ơn trứơc.

PL. 2507 Saigon. Tháng 3 Giáp Thìn

CHÁNH TRÍ hiệp thập

 

MỤC LỤC

Kính gửi độc giả

Bạch văn

Lời nói đầu

Phẩm thứ 1 : Tự

Phẩm thứ 2 : Phương tiện

Phẩm thứ 3 : Thí dụ

Phẩm thứ 4 : Tín giải

Phẩm thứ 5 : Dựơc thảo dụ

Phẩm thứ 6 : Thọ ký

Phẩm thứ 7 : Hóa thành dụ

Phẩm thứ 8 : Ngũ Bách đệ tử thọ ký

Phẩm thứ 9 : Thọ Học, Vô học – nhân ký

Phẩm thứ 10: Pháp sư

Phẩm thứ 11: Hiện Bảo Tháp

Phẩm thứ 12: Đề bà đạt-đa

Phẩm thứ 13 : Trì

Phẩm thứ 14: An lạc hạnh

Phẩm thứ 15 : Tùng Địa dõng xuất

Phẩm thứ 16 : Như lai thọ lượng

Phẩm thứ 17: Phân biệt công đức

Phẩm thứ 18 : Tùy hỷ công đức

Phẩm thứ 19 : Pháp sư công đức

Phẩm thứ 20 : Thường Bất Khinh Bồ tát

Phẩm thứ 21 : Như Lai thần lực

Phẩm thứ 22 : Chúc lụy

Phẩm thứ 23 : Dược Vương Bồ tát bổn sự 

Phẩm thứ 24 : Diệu Âm Bồ Tát

Phẩm thứ 25 : Quán Thế Âm Bồ tát phổ môn

Phẩm thứ 26 : Đà la Ni

Phẩm thứ 27 : Diệu Trang Nghiêm Vương bổn sự

Phẩm thứ 28 : Phổ Hiền Bồ Tát khuyên phát

Tồng kết kinh Pháp Hoa

Phụ chú về chữ Tâm

 

Nguồn: www.hoavouu.com

Tên Phạn: Brahmajāla Sutta

Số trang: 212

 

Lời Đầu Sách

Tôi được Tăng sai phụ trách hướng dẫn Bồ tát Học xứ cho chúng Giới tử tân thọ Bồ tát giới. Trong thời gian khá lâu, hướng dẫn cho nhiều lớp, tôi đã cố gắng Việt dịch – Biên soạn – Chú thích và tập thành đầu sách mang tựa đề:

 

KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT TÂM ĐỊA GIỚI

Chắc chắn còn nhiều thiếu sót, văn cú còn thô lậu, ý tứ khuy khuyết, sai thù. Kính mong được sự hoan hỷ góp ý.

Tỳ kheo Thích Thiện Hạnh

Tên Anh: The Platform Sūtra of the Sixth Patriarch

 

Số trang: 153

 

Lịch sử Thiền tông Trung Hoa sơ kỳ xuất hiện với hai tên tuổi tiêu biểu. Một vị đương nhiên là Bồ-đề Đạt-ma, người khai sáng Thiền tông Trung Hoa, và vị thứ hai là Lục Tổ Huệ Năng, người định hướng dòng mạch Thiền tông bắt nguồn từ Tổ Ðạt-ma. Nếu không có Tổ Huệ Năng và môn đệ trong tông môn của Ngài thì Thiền tông không thể nào phát huy và hưng thịnh vào đầu đời Ðường Trung Hoa. Pháp Bảo Ðàn Kinh của Lục Tổ chiếm một vị thế tối quan trọng trong nhà Thiền, và những thăng trầm thuộc về duyên nghiệp mà bộ kinh đã khứng chịu có nhiều điều rất lý thú.

Tên Pali: Singālovāda Sutta

Tên Pali: Sigālovāda Suttanta

Số trang: 10

Đặc biệt quan trọng cho giới cư sĩ, nhắc nhở bổn phận của cha mẹ, thầy dạy, học trò v.v…

Số trang: 12

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Dại Linh Cảm Bạch Y Quán Thế Âm Bồ Tát, Ma Ha Tát

Số trang: 33

Nam Mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát _()_

Oṃ A Ra Pa Tsa Na Dhīḥ _()_

Tên Phạn: Ārya Sańghātasūtra Dharmaparyāya

 

Số trang: 138

Kinh Sanghata do Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng trên đỉnh núi Linh Thứu, thành Vương Xá. Kinh này cũng như mọi bộ kinh Ðại thừa khác, được các đệ tử của Phật ghi nhớ rồi chép lại bằng tiếng Phạn. Kinh Sanghata đặc biệt là vì kinh này do đức Thích Ca Mâu Ni thọ nhận từ đức Phật quá khứ, đồng thời tác dụng của kinh này đối với người đọc tụng cũng đặc biệt lớn lao.

 

Kinh Sanghata là một trong những bộ kinh thuộc hệ Dharma-paryayas, có khả năng chuyển hóa tâm thức người đọc một cách mạnh mẽ dị thường. Một trong những lợi ích vĩ đại của kinh này là người nào đã từng đọc tụng kinh Sanghata, đến khi chết sẽ thấy chư Phật đến an ủi tiếp dẫn trong quá trình vào cõi tử. Ngoài ra, còn một lợi ích lớn lao khác, kinh văn có nói rõ: nơi nào có kinh Sanghata, Phật ở ngay nơi ấy. Vậy đọc tụng kinh này còn có tác dụng thanh tịnh cảnh giới bên ngoài, ngay chốn kinh này được đọc tụng.

 

Nhìn chung mà nói, đọc tụng kinh điển Ðại thừa là một trong sáu phương pháp sám hối. Kinh này đặc biệt có khả năng thanh tịnh nghiệp thức nhiều đời. Phật có giải thích phong phú trong kinh văn là đọc tụng kinh này thì đoạn diệt mọi chủng nghiệp phiền não, gieo hạt giống an lạc cho tương lai, mãi đến tận quả vị Phật đà. Kinh cũng giảng giải phong phú về quá trình vào cõi tử, khi các thành phần tâm lý và vật lý lần lượt hoại diệt.

 

Khi xưa, trong nhiều thế kỷ, Sanghata đã từng là một trong những bộ kinh phổ biến nhất. Vào những năm 1930, các nhà khảo cổ đào ở phía Bắc Pakistan thuộc địa của Anh quốc, tìm được cả một kho kinh điển Phật giáo của thế kỷ thứ 5 sau công nguyên, xưa hơn những gì kiếm ra trong các cuộc khảo cổ trước đây rất nhiều. Trong số những bộ kinh tìm thấy, Sanghata được ghi chép nhiều nhất, hơn cả Pháp Hoa hay Kim Cương hay những bộ kinh thuộc hệ Bát Nhã hiện nay đang phổ biến. Kinh Sanghata vào thời phôi thai của Phật giáo Ðại thừa đã được dịch ra nhiều thứ tiếng: tiếng Tàu, tiếng Khotanese, tiếng Tây Tạng, còn nguyên bản tiếng Phạn thì thất lạc. Phải đợi đến đợt khám phá cổ học vào thập niên 1930, nguyên văn Phạn tự mới được tìm thấy.


Bộ kinh này có khả năng tác động mạnh mẽ lên tâm thức. Người đọc tụng có thể thấy được rất rõ tấm lòng từ bi vô hạn của Phật đối với chúng sinh. Phật nói kinh này để giúp chúng sinh mau chóng thành tựu viên mãn Vô Thượng Bồ Ðề. Ðồng thời, nhiều đoạn dài trong kinh là lời Phật nói, nên khi đọc cũng là mang giọng nói của mình làm sống lại tiếng lời của Phật trong thế giới hôm nay. Ðọc Sanghata, không những chúng ta gặt hái được cho mình một kho tàng công đức đồ sộ, mà còn trực tiếp và tinh tấn góp phần bảo vệ chánh pháp.

 

Ðây cũng là điều cần thiết, có thể làm nhẹ bớt được gánh nặng khổ đau của chúng sinh.
 

Nguồn: www.sanghatasutra.net

Tên Phạn: Vajracchedikā Prajñāpāramitā Sūtra

Tên Anh: Diamond Cutter Sūtra

Đọc kinh: Hồng như – bản thâu âm 2007.

 

Nguồn sách: www.hongnhu.org

Tên Anh: Sutra of Forty-two Chapters

 

Số trang: 70

Phần dịch nghĩa: Trang số 34

Nội dung: Một trong những bản kinh được dịch sang chữ Hán từ rất sớm, bao gồm nmlời dạy căn bản nhất của đức Phật dành cho các vị xuất gia. Nội dung kinh này đề cập đến hầu hết các vấn đề mà một người xuất gia phải luôn ghi nhớ và làm theo. 

Kinh gồm 42 chương ngắn, mỗi chương đề cập đến một vấn đề. Từng lời dạy trong kinh đều là những lời dặn dò ân cần và thiết thực mà đức Thế Tôn đã dùng để sách tấn cũng như dạy dỗ các vị đệ tử xuất gia. 

Tên Phạn: Śūraṅgama Sūtra

 

Tên đầy đủ, tên trọn vẹn của kinh là: Đại Phật đỉnh Như Lai mật nhân tu chứng liễu nghĩa chư Bồ Tát vạn hạnh thủ Lăng Nghiêm kinh.

Số trang: 262

Đời Đường, sa môn Bát Lạt Mật Đế (người Trung-Thiên-trúc) dịch từ Phạn văn ra Hán văn.

Cư sĩ Hạnh Cơ dịch, giới thiệu, chú thích, đánh máy và trình bày Cư sĩ Tịnh Kiên đọc và sửa chữa bản thảo Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam in lần thứ nhất, California, 2012.

Nguồn: www.thuvienhoasen.org

Tên Phạn: Śūraṅgama Sūtra

 

Tên đầy đủ, tên trọn vẹn của kinh là: Đại Phật đỉnh Như Lai mật nhân tu chứng liễu nghĩa chư Bồ Tát vạn hạnh thủ Lăng Nghiêm kinh.

Số trang: 225

Đời Đường, sa môn Bát Lạt Mật Đế (người Trung-Thiên-trúc) dịch từ Phạn văn ra Hán văn.

Cư sĩ Hạnh Cơ dịch, giới thiệu, chú thích, đánh máy và trình bày Cư sĩ Tịnh Kiên đọc và sửa chữa bản thảo Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam in lần thứ nhất, California, 2012.

Nguồn: www.thuvienhoasen.org

Tên Phạn:

Vimalakīrti Nirdeśa Sūtra

hay

Vimalakīrti Sūtra

Số trang: 94

 

LỜI GIỚI THIỆU

 

Từ xưa chư Phật, Bồ-tát ra đời giáo hóa chúng sanh, với lòng bi-nguyện thâm-thiết đều muốn cho tất cả thoát-ly cảnh giới triền phược khổ não, đồng hưởng cánh thanh tịnh an vui giải thoát. Nhưng muốn thực hiện cảnh giới thanh tịnh an vui giải thoát, cốt yếu là mình phải đưọc thanh tịnh như trong kinh nói “TÙY KỲ TÂM TỊNH, TẮC PHẬT ÐỘ TỊNH”.

 

Sớ dĩ thân Phật rực rỡ, cảnh Phật trang nghiêm cũng đều do công đức diệu dụng của bản tâm thanh tịnh lưu xuất. Bản tâm ấy, chúng sanh sẵn có, cũng như chư Phật, không hai không khác, nhưng vì từ lâu cứ mê chấp, đắm nhiễm theo trần duyên mà không hiển bày được đó thôi.

 

Bộ Kinh “DUY MA CẬT” này, tôn yếu hiển bày pháp môn Bất Nhị. Chính đó là phương tiện của Chư Phật, Bồ Tát thị hiện chỉ rõ chỗ diệu dụng của bản tâm thanh tịnh, là PHÁP MÔN GIẢI THOÁT BẤT KHẢ TƯ NGHỊ mà Ngài DUY MA CẬT lặng thinh, đức Văn Thù tán thán, hàng Nhị thừa sửng sốt, không thế lấy trí suy nghĩ phân biệt biết nổi, không thể dùng lời nói luận bàn đến được.

 

Giáo lý Tối Thượng Thừa này thật siêu thắng, trong đời ít có, khó gặp. Nay thầy Thích Huệ Hưng gia tâm phiên dịch ra quốc văn, vì thời cơ xứng hiệp, nên được nhân duyên xuất bản.

 

Nhận thấy pháp Tối Thưọng Thừa này rất lợi ích, nên tôi nhứt tâm tùy hỉ giới thiệu cùng các bạn tu hành nào muốn tìm phương GIẢI THOÁT, muốn thực hiện cảnh giới an vui BẤT KHẢ TƯ NGHỊ.

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

GIÁC NGUYÊN PHẬT HỌC ÐƯỜNG

Mùa Hạ Năm Tân Mão – 1951

Sa môn : LÊ PHƯỚC BìNH

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Kinh “DUY MA CẬT” cũng có tên gọi : “Kinh BẤT KHẢ TƯ NGHỊ GIẢl THOÁT”. Kinh này nói rõ cảnh giới của Ðại Bồ Tát chứng nhập. Bồ Tát thườnng chẳng những thị hiện thuận hành mà cũng lắm khi thị hiện nghịch hành để hóa độ chúng sinh.

 

Ngài DUY MA CẬT chính là vị Ðại Bồ Tát ở cõi Bất Ðộng, vì trợ duyên đức Thích Ca mà hiện thân cư sĩ đến cõi ta bà này. Muốn hiển bản tánh “Bình Ðẳng Chơn Thật Không Hai” của chúng sinh sẵn có, Ngài hiện thân có bịnh để chỉ bày các phưong pháp phá chấp : có, không, thường, đoạn của Tiểu Thừa và phàm phu ngoại đạo.

 

Ðọc vào kinh ta nhận thấy chẳng những hàng xuất gia mới thật hành được Phật đạo, mà Cư sĩ, Bà la môn cho đến mọi tầng lớp dân chúng cũng đều thật hành được Phật dạo. Có thật hành Phật đạo mới trở về bản tánh “bình đẳng không hai” và đầy đủ diệu dụng giải thoát.

 

Ðạo Phật là đạo chú trọng thật hành, không phải lý thuyết suông. Bộ Kinh DUY MA CẬT đây hiển rõ rành mạch cả lý thuyết và chỗ thật hành cho đến thế nào là thân chứng. Càng đọc, càng gẫm, càng thật hành, ta sẽ thấy đầy tánh cách từ bi vô ngại rộng lớn bao la của tâm hồn lợi tha triệt để.

 

Ðời đang đắm chìm trong biển khổ mênh mang, người muốn cứu đời chân chính, cần phải có phương pháp chân chính cao siêu. Thấy sự lợi ích của kinh này hướng dẫn mọi người đi đến mục đích cao cả, thoát hẳn muôn sự mê lầm đen tối của tâm hồn chấp trước, ích kỷ, nhỏ hẹp và hành vi khổ lụy nhơn sinh, Dịch giả chẳng nệ gì chỗ hiểu chưa cùng tột và hạnh đức chưa thân chứng đến cảnh giới “bất tư nghị” mà vội cống hiến cho bạn đọc một pho sách chưa từng có.

 

Vậy có chỗ nào sơ sót mong các bực cao minh phủ chính cho. Rất thâm tạ ! Dịch giả cẩn chí. 

 

Nguồn: www.chuanet.org

Tên Phạn: Lankàvatàrasùtra

Số trang: 229

 

LỜI NGƯỜI DỊCH

 

Chúng tôi phiên dịch bộ kinh Lăng -già Tâm Ấn này với mục đích cho Tăng Ni học tại Thiền viện chúng tôi. Tuy nhiên trước chúng tôi đã có Sư bà Diệu Không dịch, ấn hành vào năm 1970 và 1971 rồi, song bản dịch ấy vì lược nhiều quá khiến chúng tôi không hài lòng, bất đắc dĩ phải dịch lại.

 

Ở đây chúng tôi dịch trung thực với Thiền sư Hàm Thị không dám tăng giảm trong phần sớ giải. Nếu có giảm, chỉ đôi chút thôi. Bởi chúng tôi thấy, ngài Hàm Thị quả thật là một Thiền sư ngộ đạo trong môn đình Tào Động, cho nên lời sớ giải của Ngài rất phù hợp với Tâm tông. Trên phần chánh văn kinh, chúng tôi dịch nguyên âm những danh từ, không nhằm làm sáng tỏ ý nghĩa, độc giả cần đọc qua phần sớ giải sẽ hiểu rõ. Vì chánh văn vừa tối nghĩa lại cô đọng khúc chiết, nếu không nhờ phần sớ giải, chúng ta không tài nào lãnh hội được.

 

Bản kinh ngài Hàm Thị sớ giải đây, nguyên tên là Lăng-già A-bạt-đa-la Bảo Kinh (Lankàvatàrasùtra), do ngài Cầu -na-bạt-đà-la (Gunabhadra) dịch Phạn Hán, có bốn quyển. Bởi Tổ Bồ-đề-đạt-ma sau khi truyền pháp cho Tổ Huệ Khả còn bảo: “xứ này có bốn quyển kinh Lăng-già có thể dùng ấn tâm…”, nên ngài Hàm Thị sớ giải để thêm hai chữ Tâm Ấn. Tâm ấn có nghĩa là toàn bộ kinh Lăng-già cốt làm sáng tỏ Bản tâm. Người đọc khéo lãnh hội sẽ thấy rõ Bản tâm mình, bao nhiêu lời Phật nói trong kinh dường như Phật đem tâm Ngài in qua tâm mình. Cộng thêm lời giải của ngài Hàm Thị càng làm cho chúng ta thấy rõ Bản lai diện mục của chính mình, hiện sờ sờ dưới bóng mặt trời trí tuệ của Ngài. Vì thế, hai chữ Tâm Ấn thật là xứng đáng. Do đó ngoài bìa chúng tôi chỉ đề năm chữ Kinh Lăng-già Tâm Ấn.

 

Về phẩm loại thì bản dịch đời Ngụy chia mười tám phẩm, bản dịch đời Đường chia mười phẩm, chỉ riêng bản này gồm chung lại một phẩm để tên là Nhất Thiết Phật Ngữ Tâm, có bốn phần. Câu Nhất Thiết Phật Ngữ Tâm đã nói lên chẳng những đức Phật Thích-ca nói kinh Lăng-già này chỉ thẳng Bản tâm, ngoài tâm không có một pháp, mà tất cả chư Phật có nói ra cũng đều chỉ Bản tâm. Như thế, để thấy Phật Phật giáo hóa không khác, pháp pháp đều hiện bày Bản tâm.

 

Trong phần đầu trước khi giải kinh, ngài Hàm Thị có làm bài Tổng luận mà không để tên Tổng luận, lại để phẩm Nhất Thiết Phật Ngữ Tâm phần một khiến độc giả dễ lầm là văn kinh. Đó là Ngài muốn nêu lên cho chúng ta thấy lời bàn luận của Ngài ở đây do góp nhặt những yếu điểm trong kinh, chỗ tất cả chư Phật nói về tâm, chớ không có ý kiến nào riêng của Ngài. Vì thế, trong bài Tổng luận này thật cô đọng có thể gom hết toàn ý bộ kinh. Độc giả t hông được bài Tổng luận coi như nắm được yếu chỉ bộ kinh Lăng-già.

 

Bốn quyển kinh Lăng-già, ngài Hàm Thị giải thành tám quyển. Đến phần cuối kinh, độc giả sẽ ngạc nhiên tại sao không có câu: “Phật nói kinh này rồi, Tỳ-kheo, Tỳ- kheo ni… đều rất vui mừng, tin nhận vâng làm, lễ bái lui đi” (Phật thuyết thử kinh dĩ, Tỳ- kheo, Tỳ-kheo ni… giai đại hoan hỉ, tín thọ phụng hành, tác lễ nhi khứ). Bởi vì toàn bộ kinh Lăng-già rất nhiều, các vị học giả Ấn Độ mang sang Trung Hoa phần nào thôi, nên phiên dịch chưa đến phần chót.

 

Chúng tôi mong độc giả đọc bộ kinh Lăng-già này thấy được Bản tâm, để khỏi cô phụ công ơn đức Phật dùng mọi cách chỉ dạy và khỏi uổng công ngài Hàm Thị đã nhọc nhằn giải thích cho chúng ta.

 

Kính ghi,

Tu viện Chân Không

Đầu Xuân 1975

THÍCH THANH TỪ

Tên Phạn: Milindapañha Sūtra

 

Số trang: 481

 

Bộ kinh Milindapañha được Phật giáo Miến Điện xếp vào Thánh điển, và Phật giáo Tích Lan đặt chung với năm bộ Nihàya để tôn thờ và phụng hành. Nội dung của bộ kinh kể lại những câu hỏi, đáp giữa vua Minida và tỳ kheo Nàgasena. Những câu hỏi thì đa trí, sắc bén mà lời giải đáp lại thâm sâu, quảng kiến, lợi tuệ; nhiều khi chỉ là những ví dụ cụ thể, bình dân, giản dị, rất bổ ích cho các nhà học giả, người nghiên cứu, kẻ đa nghi cũng như sự học Phật của các hàng hậu tấn.

 

Nguồn: www.phapthihoi.org

 

Tên Phạn: Avataṃsaka Sūtra

Tên Phạn: Mahāvaipulya Buddhāvataṃsaka Sūtra

Tên Anh: Flower Garland Sutra

Tên Anh: Flower Adornment Sutra

Tên Anh: Flower Ornament Scripture

 

Số trang: 1468

 

THAY LỜI TỰA

 

Kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh đại thừa, là vua trong các kinh, với nội dung siêu việt tuyệt luân hùng vĩ, tráng lệ nguy nga, thể hiện pháp thân, tư tưởng và tâm nguyện của Phật. Kinh Hoa Nghiêm Page 1 of 990 Hoa Nghiêm tiếng Phạn là Avatamsaka, có nghĩa là đóa hoa thanh khiết tuyệt đẹp nhất trần gian, ngát hương khắp mười phương các cõi pháp giới. Tư tưởng Hoa Nghiêm trình bày vạn pháp do tâm sanh. Tâm là thực thể của vạn pháp. Tâm vọng thì vạn pháp hoạt hiện sai biệt hình hình sắc sắc, trùng trùng duyên khởi, cái này có cái kia có và ngược lại, như lưới đế châu. Tâm chơn thì pháp giới tánh với Tâm là một, vạn pháp đồng nhất thể. Tâm thanh tịnh thì thấu đạt chơn lý Phật tánh, suốt thông pháp giới vô ngại, thể nhập bất tư nghì giải thoát hạnh môn. Kinh Hoa Nghiêm, Ðức Phật chỉ cho chúng sanh thấu rõ cội nguồn của xum la vạn tượng do mê thức vọng tưởng nghiệp duyên hình thành, các pháp hiện hành trong vũ trụ là huyễn hóa, như hoa trong gương, như trăng trong nước. Tất cả vạn pháp trong pháp giới đều từ tâm sanh. Tâm trùm khắp cả pháp giới.

 

Tất cả vạn hữu vũ trụ có thể nằm gọn trong hạt cải. Hạt cải có thể thâu nhiếp tất cả vũ trụ vạn pháp. Thể tánh của Tâm nhiếp thâu tất cả. Tất cả là một, một là tất cả. Ðó là bản tánh vô ngại của Tâm. Bản tánh chơn tâm suốt thâu vạn pháp hữu tình và vô tình; lấy toàn thể pháp giới tánh làm lượng; lấy xứng tánh bất tư nghì vô ngại giải thoát làm thể. Ðó là ý nghĩa căn cốt của Kinh Hoa Nghiêm.

Bởi thế, nếu Kinh Ðại Bát Nhã tiêu biểu cho tư tưởng Phật Pháp đại thừa về lý chơn không vô ngại, thì Kinh Hoa Nghiêm đại biểu cho tư tưởng Phật Pháp đại thừa về lý hữu hóa duyên sanh của vạn pháp.

 

Ngoài ra Kinh Hoa Nghiêm còn là một thông điệp, một bài học phong phú sinh động muôn đời, trao gởi cho hành giả có tâm hướng thượng đại thừa, tu là cần phải học phải hành qua hình ảnh Thiện Tài đồng tử tham bái cầu học đạo với năm mươi ba vị thiện tri thức, là bằng chứng cho ta thấy rằng tu học đạo bồ đề điều tiên quyết cần phải khắc phục nội tâm cống cao ngã mạn, dục vọng loạn tưởng; ngoài thân khiêm cung cầu tiến hành trì phương pháp Hoa Nghiêm tuyệt đỉnh, tìm chân sư liễu ngộ mới mong hiển lộ được Phật tánh chơn tâm của mình.

Nên nghiên tầm ý nghĩa của Kinh Hoa Nghiêm là khai mở quang lộ trở về bản tánh chơn tâm thanh tịnh sáng suốt thường nhiên ; là biết được tự thể của các pháp hiện hành trong thế giới vũ trụ ; là thấu suốt cội nguồn sanh sanh hóa hóa của hữu tình và vô tình chúng sanh; là quán chiếu bí yếu mật nghĩa viên dung tương quan của tâm và cảnh, để rồi từ đó có thể thống triệt lý viên dung vô ngại chủ và khách của vạn pháp, hiện hành sanh hóa, tương duyên tương nhơn quả, tương sanh tương diệt. Tất cả vạn pháp toàn triệt ảnh hiện trên đài gương chơn như thể tánh. Thế nên, thọ trì Kinh Hoa Nghiêm là bước vào cửa phương tiện cầu tu học đạo, là nhân tố đặc thù hy hữu ly vọng hoàn chơn.

Bởi công đức đặc thù nhiệm mầu vi diệu của Kinh Hoa Nghiêm như thê, nên người có thiện duyên thấy Kinh Hoa Nghiêm mà biết phát tâm thành kính tin sâu, thì như chính mình được thấy Phật. Người thành tâm đọc Kinh Hoa Nghiêm như trực tiếp nghe Phật khai thị. Người chí thành phụng thờ Kinh Hoa Nghiêm như chính mình trực tiếp phụng thờ Phật. Người phát tâm bồ đề ấn tống Kinh Hoa Nghiêm có công đức như được cúng dường Phật, như được thỉnh Phật trụ thế chuyển pháp luân, như được dự vào sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh của chư Phật. Kinh Hoa Nghiêm cao sâu, nhiệm mầu vi diệu như thế, nên những ai thành kính phát tâm ấn tống thọ trì kinh này, thì phải biết rằng người đó nhiều đời gieo thiện duyên bồ đề, đã từng làm sứ giả của Phật và đã từng ở trong ngôi nhà chánh pháp.

Phật Học Viện Quốc Tế nhận thấy thời mạt pháp này, pháp nhược ma cường, để cho chánh pháp đại thừa được trường tồn phổ cập nhân gian, làm rường cột cho niềm tin chánh đạo, ngõ hầu thức tỉnh quần mê sớm hồi đầu về bến giác. Nên nguyện cùng chư Phật tử bốn phương, đồng chí hướng đại thừa vô lượng đạo, đồng tâm thành kính in lại bộ kinh đại thừa quý giá này, để kết thiện duyên vô thượng bồ đề, cùng các bạn hiền đang hướng nguyện tiến bước theo gót chân Phật trở về giác tánh chân như.

Ngưỡng nguyện chư tôn thiền đức và các bậc thiện hữu tri thức Phật tử gần xa phát tâm hoan hỷ hộ trì.

Thành tâm kính lậy Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo tác đại chứng minh.

Phật Ðản 2532 Mậu Thìn 1988

 

Thích Ðức Niệm

Số trang: 486

 

Dẫn nhập

Chú Lăng Nghiêm là Chú quan trọng nhất, hơn hết thảy trong các Chú. Bao gồm hết thảy thể chất và diệu dụng của Phật Pháp. Chú này chia làm năm bộ : Kim Cang bộ, Bảo Sinh bộ, Liên Hoa bộ, Phật bộ và Nghiệp bộ. Năm bộ Kinh này thuộc về năm phương :

1. Kim Cang bộ : Thuộc về phương Đông, Đức Phật A Súc là chủ.
2. Bảo Sinh bộ : Thuộc về phương Nam, Phật Bảo Sinh là chủ.
3. Phật bộ : Thuộc về chính giữa, Phật Thích Ca Mâu Ni là chủ.
4. Liên Hoa bộ : Thuộc về phương Tây, Phật A Di Đà là chủ.
5. Nghiệp bộ : Thuộc về phương Bắc, Phật Thành Tựu là chủ.

Nếu trên thế gian này, không còn người nào tụng Chú Lăng Nghiêm, thì Ma Vương sẽ xuất hiện. Nếu còn một người trì tụng, thì thiên ma Ba Tuần không dám xuất hiện. Vì chúng chỉ sợ nhất là Chú Lăng Nghiêm. Chúng muốn tiêu diệt nhất là Chú Lăng Nghiêm. Khi pháp bắt đầu diệt, thì Chú Lăng Nghiêm sẽ mất trước nhất, kể cả Kinh Lăng Nghiêm. Lúc đó thiên ma Ba Tuần sẽ xuất hiện, hoành hành đầy dẫy khắp nơi. Lúc ấy sẽ không có trời đất, không có Phật, chúng tuyệt đối chẳng sợ gì. Cho nên tôi khuyên mỗi người Phật tử, (tại gia và xuất gia) học thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm và trì tụng mỗi ngày, đây chính là hộ pháp, và khiến cho pháp tồn tại lâu dài, đừng xem thường không có ý nghĩa và quan hệ gì. Hiện tại ở đây chỉ có mấy chục người nghe giảng Chú Lăng Nghiêm. Nhưng chính mấy chục người này nghe giảng, đã giữ chân của bọn thiên ma. Khiến chúng hoảng sợ khi đề cập đến Chú này.

Tôi đã nghiên cứu Phật Pháp nhiều năm, không dám nói là hoàn toàn hiểu biết hết Chú Lăng Nghiêm và Chú Đại Bi, nhưng bạn không thể nói tôi hiểu biết nhiều, cũng không thể nói tôi hiểu biết ít.

 

Có một lần đệ tử của tôi nói : "Chú Lăng Nghiêm thật là làm cho con bối rối, không cách chi con học và nhớ được.’’ Đừng nhìn biển mà thở dài, đừng nghĩ Chú như biển cả, mà ra vẻ bạn không khi nào học thuộc nó. Tôi chỉ cho bạn một phương pháp. Đừng có học hết một lần, mà phải học từng câu, từng hàng, từng hàng. Khi bạn học thuộc câu đầu, thì học câu kế tiếp. Nếu chưa thuộc câu đầu, thì đừng học câu kế tiếp. Ví dụ, đọc câu ‘’Nam Mô Tát Đát Tha Tô Già Đa Da A La Ha Đế Tam Miệu Tam Bồ Đà Tỏa...’’, đọc đi đọc lại, đến khi bạn thuộc lòng, nhắm mắt lại đọc thuộc trôi chảy, thì hãy học câu kế tiếp. Nếu bạn tham học hết một lần thì bạn không thể nào nuốt chửng một lần được. Đừng học hết một lần, đó cũng giống như muốn ăn một lần hết cả con bò. Học Chú phải từng chút, từng chút. Đừng giống như nhìn biển chằm chằm rồi nghĩ : ‘’Nước nhiều quá, làm sao tôi có thể uống hết được.’’ Mặc dù Chú Lăng Nghiêm rất dài, nếu bạn định tâm thì sẽ học được. Nếu ai muốn xuất gia với tôi, thì phải học thuộc Chú Lăng Nghiêm và Chú Đại Bi. Nếu không tôi sẽ không nhận làm đệ tử.
 

Nếu bạn thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm thì tôi công nhận bạn thành tâm một mức nào đó. Tại Trung Quốc thường thường học Chú Lăng Nghiêm phải mất sáu tháng. Vào mùa hè, có một đệ tử của tôi không ăn, không ngủ để học Chú Lăng Nghiêm, đó là biểu thị sự thành tâm, để bụng đói thì học dễ nhớ.

Tất cả các pháp đều là pháp diệu. Tôi giảng chữ "pháp diệu" phải mất nhiều ngày, nhưng sự giảng của tôi không sao sánh kịp được với Trí Giả Đại Sư. Ngài giảng một chữ "diệu", phải mất chín chục ngày. Cảnh giới pháp diệu vượt ra ngoài sự tính toán phân biệt. Muốn học thuộc Chú Lăng Nghiêm, đừng rơi vào sự tính toán phân biệt, càng phân biệt thì bạn càng khó học, càng tính toán thì càng không hiểu. Đừng nghĩ : ‘’ Tại sao tôi không thể học Chú này ? ‘’ Đừng nghĩ gì hết ! Mà phải đọc tụng, đọc tụng như là bổn phận và trách nhiệm của bạn. Đừng học với sự vọng tưởng phân biệt so lường. Phân biệt là thức thứ sáu, tính toán là riêng về thức thứ bảy. Kinh Lăng Nghiêm mà chúng ta đọc là do nguyên nhân vấn đề của Ngài A Nan. Tại sao ? Vì Ngài chú tâm việc học mà coi nhẹ việc tu định. Nếu bạn muốn thâm nhập Chú Lăng Nghiêm, thì bạn phải trừ khử sạch sự tính toán và phân biệt. Đừng dùng thức để học Phật Pháp, mà dùng chân tâm, đó mới chính là diệu pháp.

 

Hoà Thượng Tuyên Hoá

 

Nguồn: www.quangduc.com

 

 

Số trang: 276

 

LỜI GIỚI THIỆU

Phàm là người sanh trong cõi Dục này, trừ các bực đã hoàn toàn giác ngộ, thì không một ai tránh khỏi lỗi lầm, bởi ba nghiệp gây nên.

Các tội lỗi dã từ ba nghiệp phát sanh, nên người muốn dứt trừ hết tội lỗi, tất nhiên phải đem ba nghiệp ấy để sám hối, thì tội lỗi mới được thanh tịnh.

Phật dạy:

“Nếu không có phương pháp sám hối thì, tất cả các Phật tử không một ai mà được giải thoát”.

Cũng như, nếu không nhờ bộ Lương Hoàng Sám nầy thì, bà Hy Thị là Hoàng hậu của vua Lương không làm sao thoát khỏi khổ nạn được.

Vì thế nên bộ Lương Hoàng Sám nầy có một hiệu lực mạnh mẽ, làm cho người có tội lỗi được tiêu trừ, phước lành tăng trưởng.

Cảm thấy sự phiên dịch của Đại đức Thích Viên Giác rất dày công phu, nên tôi xin có vài lời giới thiệu đến toàn thể các Phật tử xa gần và hy vọng rằng, bộ Lương Hoàng Sám này được phổ biến mười phương và sẽ đem lại sự lợi lạc chung cho tất cả; nếu ai có tín tâm thật hành theo.

Cẩn chí

Trị sự Trưởng G.H.T.G.N.V.

THÍCH THIỆN HÒA

Tên Anh: The Practice of Prostrations to the Thirty-five Confession Buddhas

 

Số trang: 32

 

Những thần ​Chú Tăng Trưởng Công Đức dưới đây không có bản dịch tiếng Việt của cuốn sách này, vì vậy chúng tôi đã phiên âm sang tiếng Việt cho dễ đọc. Mọi thứ khác trong cuốn sách này có dịch tiếng Việt.

Chú Tăng Trưởng Công Đức:


Om Sambhara Sambhara Bimana Sara Maha Java Hum Om Smara Smara Bimana Skara Maha Java Hum (7x)

 

Om Namo Manjushriye, Namah Sushriye, Nama Uttama Shriye Svaha (3x)

 

Om Namo Bhagavate Ratna Ketu Rajaya, Tathagataya, Arhate Samyak Sambuddhaya, Tadyatha, Om Ratne Ratne Maha Ratne Ratna Bija Ye Svaha (7x)

Phiên Âm​ Việt:

Ốm Săm Bà Ra, Sam Ba Ra, Bì Man Na, Sa Ra, Ma Ha, Tra Va, Hùng, Ốm, sờMa Ra, sờMa Ra, Bì Man Na, sờKa Ra, Ma Ha, Tra Va, Hùng. (7 lần)

 

Ốm, Nam Mô, Màn Tru Suy Dề, Nàm Ma, Sù Suy Dề, Nam Ma, Ù Tha Ma, Suy Dề, Sô Ha (3 lần)

 

Ốm Nam Mô Ba Ga Vá Tề, Rat Na, Kệ Tu, Rà Cha Dà, Thát Thà Ga Tà Dà, Oa Há Tề, Săm Dắt, Săm Bu Đà Dà, Thát Da Tha, Ốm, Rat Nê, Rat Nê, Ma Ha, Rat Nê, Rat Na, Bi Tra, Dề, Sô Hà (7 lần)

Nguồn sách: www.hongnhu.org

Tên Phạn: Āryākāśagarbhanāmamahāyānasūtra

Tên Anh: The Ākāśagarbha Sūtra

Số trang: 86

Tóm Lược

Trong khi Đức Phật đang ngự ở Núi Khalatika cùng đoàn tùy tùng của mình, một sự phô diễn kỳ diệu đáng kinh ngạc của ánh sáng xuất hiện, được mang tới bởi hoạt động giải thoát của Đức Bồ Tát Hư Không Tạng (AKASAGARBHA). Khi Đức Bồ Tát hiện diện trong hội chúng, Ngài đã hóa hiện một hiển lộ phô diễn phi thường, và Đức Phật đã tán thán những thành tựu cùng hành năng không thể nghĩ bàn của Đức Bồ Tát, và Đức Phật đã giảng giải cách thỉnh cầu ân phước của vị Bồ Tát này. Ngài đưa ra những vi phạm cơ bản của những người cai trị, các quan lại, chư Thanh Văn và các vị Bồ Tát sơ phát âm, và, sau khi giải thích một cách chi tiết cách tiến hành các nghi thức tịnh hóa, khuyến khích những người mắc lỗi như vậy hướng về Đức Hư Không Tạng. Khi mọi người cầu nguyện tới Đức Hư Không Tạng, thì Ngài tùy nghi hóa hiện phù hợp với nhu cầu của chúng sinh, Ngài xuất hiện trước họ khi họ thức, trong những giấc mơ hoặc vào lúc chết. Bằng cách này, Đức Hư Không Tạng từng bước dìu dắt họ trên con đường, giúp họ tịnh hóa những hành động tiêu cực, làm giảm bớt đau khổ của họ, hoàn thành mọi nguyện ước của họ, và cuối cùng đạt được giác ngộ viên mãn.

Tên Phạn: Saṃdhinirmocana Sūtra

Số trang: 103

Ghi Sau Khi Duyệt Giải Thâm Mật


Giải thâm mật và Nhiếp luận gần gần như nhau. Nhưng rõ ràng Giải thâm mật nói đặc biệt về bản thể siêu việt, về du dà chỉ quán, nhất là về 3 vô tánh và về Phật ẫ thì không đâu sánh bằng.
 

Mồng một tháng 5.2537.

Trí Quang

Số trang: 216

 

Mục Lục

 

1. CHÚ LĂNG NGHIÊM - Thích Huyền Châu biên soạn: trang 5

2. KINH PHỔ MÔN - HT. Thích Trí Tịnh dịch: trang 38

3. CÚNG NGỌ PHẬT - Thích Huyền Châu biên soạn: trang 68

4. SÁM HỐI HỒNG DANH - HT. Thích Quảng Bửu dịch: trang 7

5. KINH A DI ĐÀ - HT. Thích Quảng Bửu dịch: trang 106

6. MÔNG SƠN THÍ THỰC - Thích Huyền Châu biên soạn: trang 139

7. KINH KIM CANG - Thích Huyền Châu dịch: trang 155

8. NGHI THỨC PHÓNG SANH - Thích Huyền Châu soạn: trang 197

Tên Phạn:

Kṣitigarbha Bodhisattva Pūrvapraṇidhāna Sūtra

Kṣitigarbha Bodhisattva Pūrvapraṇidhāna Sūtra

Số trang: 276

Phần dịch nghĩa (Việt Văn): Trang số 120 

 

Lời giới thiệu:
 

Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện là quyển kinh mô tả về thế giới cõi âm, về những nghiệp báo chiêu cảm, sự trừng phạt, tội phước trong cảnh giới địa ngục. Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện thường được các chùa, tu viện thuộc tông phái Đại Thừa tại các quốc gia khai tụng suốt tháng Bảy, đặc biệt là vào mùa Vu Lan để báo hiếu cho cha mẹ hiện tiền, cha mẹ và tổ tiên nhiều đời nhiều kiếp.

Please reload

bottom of page