Giáo Lý
Tôi đã nhận thấy trong cộng đồng một số đã từng phá thai trong quá khứ, và họ bị dày vò khổ sở cả đời mà không biết tại sao. Dù có làm lễ Cầu Siêu, nhưng nhiều lúc vong linh thai nhi không muốn tha thứ và đi đầu thai, vì vậy cũng nên cố gắng tu hành và sám hối cho bé thai nhi không còn oán hận mình nữa.
Nếu bạn biết người thân trong gia đình hoặc bạn bè đã từng phá thai, thì bạn có thể hướn dẫn họ làm những phương pháp để cho bé thai nhi không còn oán hận và hành hạ làm khổ họ nữa.
Có 3 cách hướng dẫn sau đây:
Lời Giới Thiệu:
Một khi bạn đã trải nghiệm quá nhiều đau khổ trong cuộc đời như tôi, bạn sẽ tự hỏi tại sao, vì mình không làm điều gì sai cũng không tạo ác nghiệp trong đời kiếp này, đây chính là những nghiệp xấu từ nhiều đời nhiều kiếp trước đây trong quá khứ.
Tôi soạn bài này bởi vì tôi nhận thấy tuổi trẻ ngày nay chịu đau khổ triền miên và họ muốn sám hối nhưng không biết bắt đầu từ đâu và bằng cách nào vì không có sự hướng dẫn.
Để chấm dứt sự luân hồi quả báo, phương pháp sám hối là cách tốt nhất để tiêu trừ nghiệp chướng từ nhiều đời nhiều kiếp.
Thông thường thì sám hối ở chùa cùng với những đạo hữu khác, nhưng cũng có thể sám hối ở nhà hay bất cứ nơi nào trước tôn ảnh hay tôn tượng của Phật và Bồ Tát. Không nhất thiết phải lễ lạy trước bàn thờ ở nhà nếu không thuận tiện. Có thể mang một tôn ảnh Phật đến một nơi công viên và lễ lạy. Người Tây Tạng thường lễ lạy ở bất cứ nơi nào, vì vậy chúng ta cũng có thể lễ lạy ở bất cứ nơi nào.
Có tổng cọng 126 lễ lạy, bao gồm Hồng Danh Sám Hối 35 vị Phật và 7 vị Phật Dược Sư, tất cả 42 vị Phật, đảnh lễ 3 lần mỗi vị Phật.
Bài Sám Nguyện này là từ một bộ kinh Phật Thích Ca thuyết gọi bằng tiếng Phạn là "Trīskhandhadharmasūtra". Kinh này được dùng để sám hối và thanh tịnh hóa sự phạm giới, đặc biệt là sự mất giới thể của Bồ tát giới.
Bản văn Pecha Tây Tạng từ Dòng Truyền Thừa Kagyü
Bản văn Tây Tạng từ Dòng Truyền Thừa Nyingma
Bản văn Pecha Tây Tạng từ Dòng Truyền Thừa Kagyü
Bản văn Pecha Tây Tạng từ Dòng Truyền Thừa Kagyü
Bản văn Pecha Tây Tạng từ Dòng Truyền Thừa Kagyü
Bản văn Pecha Tây Tạng từ Dòng Truyền Thừa Kagyü
Bản văn Pecha Tây Tạng từ Dòng Truyền Thừa Kagyü
Bản văn Pecha Tây Tạng từ Dòng Truyền Thừa Kagyü
Mật Ý Phục Tàng, Một Bảo Trang Từ Quang Minh Tâm, Phần Kết Tập Từ Chính Hư Không Pháp, Nghi Quỹ Đức Phật Dược Sư, Được Gọi Là Dòng Suối Ngọc Lưu Ly
Bản văn Pecha Tây Tạng từ Dòng Truyền Thừa Kagyü
Các vị Karmapa: Karmapa có nghĩa là “bậc hoằng hoá công hạnh của chư Phật” hay là ʺhiện thân của tất cả các họat động của chư Phật”. Theo truyền thống Tây Tạng, những bậc đạo sư giác ngộ vĩ đại được cho là có thể tự sắp đặt để tái sinh như một vị thầy, là người có thể tiếp tục việc truyền dạy của vị tiền bối trong kiếp trước đó. Theo truyền thống này, các vị Karmapa đã tái sinh trong thân tướng của một hoá thân, trải qua mười bảy đời, cũng như trong đời hiện tại, và tất cả các vị hoá thân đều đã đóng vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ và truyền bá Phật Pháp tại Tây Tạng...
Bấm trên ảnh để đọc thêm.
༄༅། ། རྡོ་རྗེ་ཐེག་པ་རྩ་བའི་ལྟུང་བ་བསྡུས་པ། །
རྒྱ་གར་སྐད་དུ། བཛྲ་ཡཱ་ན་མཱུ་ལ་པཏྟི་སཾ་གྲ་ཧ།
བོད་སྐད་དུ། རྡོ་རྗེ་ཐེག་པ་རྩ་བའི་ལྟུང་བ་བསྡུས་པ།
Phạn: Vajrayanamulapattisamgraha
Tây Tạng: Dorje Thegpa Tsawai Tungwa Dupa
Anh: Brief Explanation on Root Downfalls of Vajrayana
Vietnamese: Tóm Lược Giới Phạm Căn Bản của Kim Cương Thừa
Tứ Diệu Đế (Phạn: catvāry āryasatyāni, Tiếng Pali: cattāri ariya-saccāni), cũng gọi là Tứ thánh đế, là bốn chân lí cao cả, là gốc cơ bản của Phật giáo. Tứ diệu đế là nội dung của kinh nghiệm giác ngộ của Phật Thích-ca Mâu-ni, và cũng là nội dung chính của bài kinh đầu tiên, kinh Chuyển pháp luân.Thực Chất Tứ Diệu Đế là một phương pháp đủ cả hai "lý thuyết và thực hành", đưa hành giả tới giác ngộ giải thoát.Tứ Diệu Đế đòi hỏi có sự tu tập thực hành trong cuộc sống hàng ngày, Nếu chỉ lý thuyết chỉ là giả thuyết.Hiện nay giáo lý Tứ Diệu Đế là cốt lõi quan trọng nhất đã được tất cả các Tông phái công nhận như là điểm chung đồng và thuần túy nhất của đạo Phật. ...
Bát Chính Đạo (Tiếng Pali: Ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, Phạn: Ārya 'ṣṭāṅga mārgaḥ་), còn gọi là Bát Thánh đạo, Bát chi Thánh đạo, Bát Thánh đạo phần, Bát trực hành, Bát đạo hành, Bát chánh, Bát đạo, Bát chi, Bát pháp, Bát lộ. Bát chánh đạo là con đường tám nhánh để giải thoát khỏi Khổ (Phạn: duḥkha). "Bát Thánh đạo là giáo lý căn bản của Ðạo đế (trong Tứ đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Ðây là con đường độc nhất đi vào giải thoát hết thảy các lậu hoặc. Hành giả có thể đi vào giải thoát bằng ngõ Bảy Giác chi, Bốn Niệm xứ... nhưng tất cả những ngõ đường ấy đều được bao hàm trong Bát Thánh đạo. Hành giả cũng có thể tuyên bố đi vào giải thoát bằng pháp môn Tịnh độ, Mật,... nhưng xét kỹ thì hành giả vẫn phải vận dụng các chi phần của Bát Thánh đạo. Nếu tâm của hành giả hành các pháp môn ngoại đạo, ở ngoài sự vận dụng tám chi phần Bát Thánh đạo, thì quyết định hành giả không thể chứng đắc các quả vị của Sa-môn, đi vào giải thoát toàn vẹn, như lời dạy của Thế Tôn ở Sư Tử Hống Tiểu Kinh (Trung Bộ Kinh I)" Bát chánh đạo là một trong 37 Bồ-đề phần hay 37 giác chi (Phạn: bodhipākṣika-dharma). Bát chính đạo được chú giải rõ qua dịch phẩm Con Đường Cổ Xưa. Con Ðường Cổ Xưa đã cố gắng giúp người học Phật tập chú vào những điểm giáo lý cốt lõi nhất đã được tất cả các Tông phái công nhận như là điểm chung đồng và thuần túy nhất của đạo Phật. Thông suốt được những điểm giáo lý này có thể được xem như đã thâm nhập toàn bộ con đường giác ngộ giải thoát của Ðức Phật...
Lời dạy của Thánh Tăng Trusik Rinpoche:
Tháng 5- 2003, khi đoàn phật tử Việt Nam thình cầu ngài ban quán đảnh trường thọ cho vài người lớn tuổi trong đoàn, Thánh Tăng đã từ bi trao truyền quán đảnh này cho chúng tôi làm mọi người hết sức ngạc nhiên và hoan hỷ vì trong trí óc non nớt của chúng tôi nghĩ rằng ngài sẽ ban quán đảnh Vô Lượng Thọ Phật hoặc Tara trắng- Bạch Độ Mẫu. Từ kim khẩu của ngài dạy rằng: “nếu ai trong các con thành tâm tu tập Pháp này, sẽ vượt qua rất nhiều hiểm nguy trong cuộc sống và thọ mạng rất lâu dài. Cá nhân ta thành tựu được như ngày hôm nay là nhờ sự thực hành pháp này và sự ban phước của Đức Tara. Nếu các con thực hành trọn vẹn nghi quỹ này đều đặn mỗi buổi sáng là rất tốt, nếu không có thời gian thì chỉ cần đọc tụng bài lễ tán này là được"
Bài tán lễ này thuộc hiển giáo nên những ai sùng mộ Đức Phật Bà Quan Âm Cứu khổ đều có thể đọc tụng được.
Thành Tâm sám hối trước ân sư, Tam Bảo và quý huynh đệ về những sai sót trong quá trình chuyển dịch bài lễ tán và toàn bộ nghi quỹ Tara.
Dịch thuật
Giới Định Tuệ
10.2012
(Bản dịch tiếng Anh và Tiếng Việt của Tán Lễ 21 Tara có đôi chút khác biệt, vì cả hai đều dịch từ bản tiếng Tạng Gốc, Bản Tiếng Anh của trung tâm Karma Kagyu Singapore, Tiếng Việt của Thầy Giới Định Tuệ. Chúng con không chỉnh sửa sự khác biệt vì tôn trọng dịch giả và do không biết tiếng Tạng gốc. Mong mọi người hoan hỷ và tuỳ hỷ sử dụng bản dịch phù hợp, Phần mở đầu là bản dịch của Dương Khoa)
Nguồn: www.thu-vien-karma-kagyu.org