top of page

Số Trang: 176

 

Hòa Thượng Tuyên Hóa

Vấn Đáp Ký Lục

Lời Tựa

 

Thông thường người ta vào học Phật ít nhiều cũng do có động lực gì thúc đẩy hoặc bởi thân quyến qua đời, hoặc làm ăn thất bại, hoặc hôn nhân dở dang v.v... nhưng cũng không ít người nhân nghe giảng pháp hay gặp một quyển sách khế hợp căn cơ liền phát tâm tu hành hay tìm hiểu học Phật pháp.

 

Phần lớn đệ tử xuất gia hoặc tại gia của Hòa Thượng cũng vì cảm mộ pháp giải của Ngài mà quy y Phật. Quyển vấn đáp này góp nhặt từ những buổi giảng thuyết trong các chuyến hoằng pháp của Hòa Thượng, hy vọng cũng không ngoài mục đích trên, là dẫn dắt người có duyên vào đạo hầu tự sửa đổi lỗi lầm mà giảm trừ tội nghiệp.

 

Chúng ta sẽ tìm thấy các câu trả lời tuy đơn giản thẳng thắn, không khách sáo nhưng rất vi diệu, và không vì thế mà thiếu sự vui nhộn pha chút khôi hài chứa đầy hương vị Phật pháp. Chúng ta cũng không khỏi cười thầm khi đọc các lời giải đáp có tính cách sáng tạo pha trò với vần điệu hẳn hoi, như: Kỳ tích của tôi thì nhiều lắm nhưng tôi cũng không biết, đó có phải là Thiên Long Bát Bộ, hay là Địa Long Cửu Bộ, hoặc là Nhân Long Thập Bộ gì không nữa!

 

Nhiều câu giải đáp cần phải có sự phản tỉnh suy ngẫm vì xúc tích ý đạo sâu xa. Như hỏi: Trong chú Lăng Nghiêm, câu chú nào là chú khai trí huệ? Ngài đáp: Tôi chỉ biết câu chú Ngu Si là: Lười biếng, lười biếng Ta Bà Ha!

 

Có lúc chúng ta cũng cảm thấy không khí nghiêm trang khi Hòa Thượng trịnh trọng tuyên bố những lời cứng rắn như gậy Kim Cang nhát bổ xuống khiến cho mọi người tỉnh thức.

 

Khi hỏi: Tứ đại giai không, chư pháp vô thường, vậy cái gì là bổn lai diện mục?

 

Ngài đáp: Quỷ!

 

Chúng ta thấy qua các câu giải đáp, có lúc cũng như giải nghi luôn cho những thắc mắc của chính mình, và làm sáng tỏ đường lối tu hành như xem bản đồ trước mắt. Hầu hết các lời dạy đều cũng không ngoài Lục Đại Tông Chỉ, và được coi như là thước đo trong việc tầm cầu thiện tri thức. Điều cần thiết là chúng ta phải tự mạnh dạn nhìn thấu vấn đề và dám buông xả, đồng thời cũng tự kiểm soát tâm tánh, dẹp bỏ lòng nóng giận như lửa vô minh mới được ích lợi. Chỉ có vậy mới giúp thêm phần chánh khí trong trời đất khiến cho thế giới hòa bình. Đây cũng là điểm mà Hòa Thượng đã nhiều lần nhắc nhở “nên tụng ba bộ kinh: Kinh Không Nổi Nóng, Kinh Không Phát Cáu và Kinh Không La Mắng Người” khi giải đáp các câu hỏi hầu khuyến tấn mọi người cố gắng thực hành để tìm thấy có niềm an lạc chân thật.

 

Ban Việt Ngữ

Nguồn: 
www.dharmasite.net

 

Số Trang: 287

 

Tác Giả: Thiền Sư Bhante Henepola Gunaratana
Việt Dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh

Dịch giả: Thích Minh Quang

Số Trang: 143

 

Bác Sĩ Quách Huệ Trân

 

Lời Người Phiên Dịch

 

Lắng Nghe Tiếng Hát Sông Hằng là tiếng nói của một vị Bồ Tát bằng xương bằng thịt trong cõi đời sinh diệt vô thường. Sông Hằng đã bao đời luôn chảy không ngừng như nỗi khổ của chúng sinh không cùng không tận. Cho nên, lắng nghe tiếng hát sông Hằng chính là lắng nghe tiếng khổ của chúng sinh để ý thức được bản chất của cuộc đời nhằm xoa cảm thông, xoa dịu nỗi khổ niềm đau cho những ai đang lăn lóc trong vùng xoáy sinh già bệnh chết. Hay nói khác đi ,đó chính là công hạnh của Bồ Tát Quán Thế Âm, vị Bồ Tát cho chúng sinh tâm an bình, không sợ hãi (thí vô uý giả).

 

Ung thư là nỗi sợ hãi luôn ám ảnh của con người hiện nay. Ung thư không những chỉ hành hạ thân thể người bệnh, mà còn khiến cho người ta sống trong than tiếc, sợ hãi, bất an; tâm trạng dẫy đầy phiền não. Trong bóng tối vô minh này, Bác sĩ Quách Huệ Trân, sau này là Pháp sư Đạo Chứng, đã xuất hiện rạng rỡ như ánh trăng rằm, xua tan bóng tối sợ hãi trong tâm chúng sinh, soi sáng đường về nguồn quang minh vô tận. Là một Bác sĩ Phật tử, Quách Huệ Trân không những chỉ có y thuật giúp đời mà còn có trái tim thương đời và trí tuệ cứu đời. Người đã thị hiện thân bệnh mà tâm không bệnh; thân khổ mà tâm không khổ , luôn ung dung tự tại, an ủi khích lệ bệnh nhân ung thư an tâm niệm Phật. Hay nói khác đi, Quách Huệ Trân là vị Bồ Tát đã đem dòng sinh mệnh ngắn ngủi của mình làm ngọn đuốc soi sáng cho đời tìm về cõi quang minh vô tận.

 

Bồ tát đã chí tâm lắng nghe tiếng hát sông Hằng như thế nào xin tất cả chúng ta cùng lắng nghe tiếng lòng của Bồ Tát như thế đó. Có lắng nghe chúng ta mới có cơ hội nhìn lại mình, để nhận diện được những cố chấp sai lầm làm mình đau khổ từ trước đến nay, song mình lại cứ khư khư ôm giữ như ôm giữ báu vật! Chỉ cần lắng nghe tiếng lòng của Bồ Tát thôi là chúng ta đã vơi đi biết bao nỗi khổ niềm đau, tìm được bao nhiêu niềm an ủi và tin tưởng.

 

Kính lạy Đức Quán Thế Âm ngàn mắt ngàn tay, xin cho con được là đôi mắt của Ngài để hiểu biết và cảm thông sâu sắc hơn nỗi khổ niềm đau của tất cả chúng sinh.

 

Kính lạy Đức Quán Thế Âm ngàn mắt ngàn tay, xin cho con được làm đôi tay của Ngài để có thể xoa dịu nỗi khổ đau, nâng đỡ, chở che cho những người đang bị dày vò trong bệnh khổ.

 

Sông Hằng luôn tuôn chảy không ngừng qua dòng thời gian vô tận; tiếng lòng của Bồ Tát vẫn vang vọng khắp nơi trong không gian vô cùng. Giờ đây, xin mời tất cả các bạn, chúng ta hãy cùng nhau lắng nghe và chiêm nghiệm.

 

Thích Minh Quang kính ghi

 

Tu Viện Quán Âm-Lansing, ngày 08/07/2007

Số Trang: 186

Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14

 

Lời Dịch Giả
(bản dịch Việt ngữ)


Vào tháng 5 năm 2001 tại Mountain View, California, Hoa kỳ, đức Đalai Lama thuyết giảng về Bát Nhã Tâm Kinh. Bài giảng được thâu âm, ghi lại thành sách. Nghĩ lại, chúng ta ngày sống trong thời mạt pháp, cách xa thời Phật tại thế gần ba thiên niên kỷ, vậy mà vẫn đủ duyên lành được nghe hóa thân của Bồ tát Quan Tự Tại thuyết giảng Bát Nhã Tâm Kinh, thật ngoài sức mong cầu. Vì muốn chia sẻ duyên lành hy hữu này đến với Phật tử Việt Nam khắp nơi, đệ tử Hồng Như tận lực chuyển Việt ngữ. Bài giảng tuy ngắn gọn nhưng chuyên chở tinh túy đường tu giác ngộ, Phật tử dù tại gia hay xuất gia, nhập môn hay đã thuần hành, đều sẽ được lợi lạc.

Xin thành tâm cúng dường hai vị thầy hiển mật là HT Thích Trí Quang và Đức Đalai Lama. Thành kính tri ân tất cả các đạo hữu gần xa đã phát tâm duyệt bản thảo. Nương vào bản dịch này, nguyện người đọc nhận được lực gia trì toàn hảo của mười phương Phật đà, mau chóng thành tựu chánh đẳng giác.


Hồng Như Thubten Munsel
Sydney, Australia

Số Trang: 45

 

LỜI ĐẦU SÁCH:

Làm Chủ Vận Mệnh là sách ghi lại lời gia huấn của Viên Liễu Phàm đời Minh Trung Quốc, mục đích dạy cho con ông là Viên Thiên Khải biết được chân tướng vận mệnh, phân biệt tiêu chuẩn thiện ác, nắm vững phương pháp cải ác làm lành, cho đến những ứng nghiệm của việc hành thiện, tích đức, khiêm tốn, v.v... Câu chuyện này đều là người thật việc thật, và đạo lý nói đến được nghiệm chứng bằng chính kinh nghiệm cải đổi vận mệnh của tác giả Viên Liễu Phàm. Đây thật là một quyển sách quý, có ích cho thế đạo nhân tâm, chuyển hóa lòng người, xây dựng xã hội an lạc.

 

Song nguyên tác được viết bằng Hán cổ, không dễ gì cho người hiện nay đọc hiểu. Cho nên vào năm đầu Dân Quốc, có Hoàng Trí Hải tiên sinh đã không ngại khó, dùng tiếng Bạch Thoại chú giải tường tận, mục đích đại chúng hóa sách này, khiến mọi người thấm nhuần pháp ích. Có thể nói, đây là việc làm khổ nhọc với hoài bảo to lớn, công đức thật vô lượng. Bản chú giải của Hoàng Trí Hải được truyền bá rộng rãi trong dân gian, với ưu điểm là nội dung phong phú, tường tận. Song đó cũng là chỗ khuyết điểm của nó. Vì người hiện nay không đủ kiên nhẫn và thời gian để đọc dài dòng, e rằng vì lý do này sẽ ảnh huởng đến hứng thú đọc quyển sách quý, thì thật là điều đáng tiếc.

 

Học Hội Hoằng Pháp Liễu Phàm và Ban Ấn Tống Giác Nguyên nhận thức được điểm này, nên đã phát tâm chỉnh lý, biên tập, phiên dịch và cho in ra, để giúp mọi người dễ đọc dễ hiểu, sinh tâm hoan hỉ. Lại do các vị thiện tâm cùng góp phần công đức, đọc thu thành băng ghi âm. Quyển sách này chính là bản căn cứ cho phần ghi âm.

 

Hy vọng rằng những ai được đọc, được nghe, sẽ học theo tinh thần làm chủ vận mệnh của Liễu Phàm tiên sinh, cải đổi những điều không tốt, và sáng tạo một tương lai xán lạn cho mình, cho quốc gia xã hội, cho đến toàn thể nhân loại.

 

Mục Lục

 

Lời đầu sách

Chương Một: Môn học lập mệnh

Chương Hai: Sửa đổi lỗi lầm

Chương Ba: Tích chứa phước thiện

Chương Bốn: Học đức khiêm tốn

Số Trang: 239

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma 
Việt dịch: Tâm Bảo Đàn

 

Thật là điều vô cùng thiết yếu để có được sự tỉnh thức về cái chết – để quán chiếu rằng bạn sẽ không tồn tại lâu dài trong cuộc đời này. Nếu bạn không tỉnh giác về cái chết, bạn sẽ đánh mất cơ hội tận dụng đời người hiếm quý này mà bạn đã đạt được. Đời người này rất có ý nghĩa bởi vì, dựa trên đời người ấy, mà có những kết quả vô cùng quan trọng có thể được thành tựu.

Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng. Thay vì hoảng sợ thì bạn cần phải quán chiếu, tư duy để thấy rằng khi cái chết hiện đến, bạn sẽ không đánh mất một cơ hội tốt lành để thực hành. Qua đó, sự quán chiếu về cái chết sẽ đem thêm nhiều năng lượng cho công phu tu tập của bạn. Bạn cần phải chấp nhận rằng cái chết sẽ đến như là một điều tự nhiên, bình thường trong quá trình của đời sống. Như Đức Phật đã từng thuyết:

Một nơi hoàn toàn không phải chạm mặt cái chết, Nơi ấy không hiện hữu. 
Nơi ấy không hiện hữu trong không gian, 
không hiện hữu trong đại dương, 
Cũng chẳng hiện hữu ngay cả khi bạn ngồi ngay giữa một trái núi.

Số Trang: 310

 

Trích lời đầu sách:

Khi nhắc đến Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát đa phần chúng ta đều nghĩ đến „Kinh Địa Tạng“ cũng như những mẩu chuyện tiếp độ cho những người chết qua những câu chuyện được kể rải rác đó đây; nhưng trong gần 300 câu chuyện của quyển sách nầy hơn 90 phần trăm là Ngài đã cứu cho người sống, nhất là những người bị bệnh hiểm nghèo, chính y khoa Nhật Bản bó tay, người bệnh hay thân nhân họ khi đến cầu nguyện nơi Ngài sẽ nhận được những phép mầu.

Chữ Địa Tạng tiếng Phạn gọi là Kstigarbha. Chữ Ksti có nghĩa là đất; garbha có nghĩa là tạng hay tàng chứa. Đất có khả năng tàng chứa mọi vật, mọi thứ. Điều nầy chứng tỏ rằng hạnh nguyện của vị Bồ Tát nầy có sức kham nhẫn, chịu đựng giống như sự nhẫn nại của đất vậy. Trong Ấn Độ giáo họ có thờ Thiên Tiên và Địa Mẫu. Thiên Tiên thường thường là người nam; còn Địa Mẫu đa phần là người nữ. Địa Mẫu của Ấn Độ giáo, mà Phật Giáo đã từ từ đồng hóa thành vị Bồ Tát của Phật Giáo qua hình thức là một người nam; nhất là khi qua đến Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam, Đại Hàn v.v… là tướng của một Tăng sĩ xuất gia đầu tròn áo vuông, đầu đội mũ Tỳ Lư và ngồi trên lưng con Đề Thính, tay cầm tích trượng. Đây chính là hình ảnh của Ngài Kim Kiều Giác, là một Đông Cung Thái Tử triều nhà Kim bên Đại Hàn, khi qua Trung Quốc và đến Cửu Hoa Sơn vào đời thịnh Đường (thế kỷ thứ 7) để tìm chơn thân và hạnh nguyện của Ngài Địa Tạng; nhưng cuối cùng Ngài Kim Kiều Giác là hiện thân của Ngài Địa Tạng khi Ngài viên tịch ở tuổi 88 tại Cửu Hoa Sơn. Do vậy Cửu Hoa Sơn là một trong 4 địa danh sơn của bốn vị Bồ Tát đang hùng cứ 4 dãy núi to lớn tại Trung Quốc cho đến ngày hôm nay.

Cách chữa bịnh của Ngài do con người cầu nguyện mà có; chứ không phải Ngài ra toa thuốc cho mọi người. Nếu có thì toa thuốc ấy chỉ là niềm tin và câu thần chú của Ngài là: Án Ha Ha Ha Vỹ Sa Ma Lý Sa Bà Ha“ mà thôi. Như vậy không có nghĩa là người Nhật Bản không mê tín; nhưng ở đây tôi chứng minh là độ mê tín ít hơn với những người ít học. Vì ít ra văn hóa và y khoa hiện đại vẫn là nền móng căn bản cho sự chữa trị theo quan niệm thông thường. Đa phần khi người ta nghĩ đến niềm tin, người ta hay xoay qua thời kỳ Trung Cổ hay thời kỳ khoa học chưa tiến bộ mấy; nhưng Nhật Bản ngày nay là một trong những nước lớn trên thế giới, mạnh mẽ ở nhiều phương diện như kinh tế, khoa học, giáo dục, y khọc, giao thông v.v… nhưng Đức Tin ở đây vẫn vượt thắng trên tất cả.

Dĩ nhiên là sự cầu nguyện đối với trong phái đoàn cũng có hiệu nghiệm ngay. Bằng chứng là nhiều bà cụ đi đến đây bằng xe lăn và gậy chống; nhưng bây giờ khi leo lên dốc không cần xe lăn lẫn gậy chống nữa và mãi cho đến khi về lại Đức cũng chưa lần nào dùng đến gậy nữa. Quả là phép Phật nhiệm mầu là vậy. Trong đoàn cũng có nhiều Thầy Cô và quý Phật Tử đi tam bộ nhứt bái để đảnh lễ Ngài và cũng có nhiều người thấy được ánh hào quang của Ngài xuất hiện giữa ban ngày. Có người lấy nước suối uống; có người lấy bột nhang mang về lại Âu Châu, lỡ cơ nhỡ có ai bị bịnh phỏng hay bịnh khó trị, có khi còn dùng đến được nữa. Thực tế thì „mọi pháp đều do nhân duyên sanh và mọi pháp cũng đều do nhân duyên diệt“ cho nên sự đến, sự đi, sự còn, sự mất… tất cả cũng chỉ là một hiện tượng mà thôi. Ngay cả ba ngàn Đại Thiên Thế Giới lớn nhỏ nầy Đức Phật nói trong kinh Kim Cang cũng chỉ là một hợp tướng thôi. Đã là một hợp tướng, tức có khi tan rã. Lúc ấy là lúc không đủ duyên. Như vậy trên cuộc đời nầy đâu có cái gì miên viễn ngoài niềm tin đâu. Hãy tin sâu và nguyện thiết thì tất cả mọi nguyện ước sẽ thành tựu.

Tiếng Đức có câu là: Alle Phänomen sind unbeständig hay Alle Phänomen sind unsicher. Nghĩa là „mọi hiện tượng đều không có thật tướng; mọi hiện tượng đều không chắc chắn“. Đã gọi là hiện tượng thì có gì đâu mà nắm chắc vào để cho khổ lụy tấm thân nầy. Vì căn bản của nó là giả. Phật hay Bồ Tát là đúng như các pháp vẫn thường hằng. Còn chúng ta cứ giong ruổi mãi trong 6 nẻo luân hồi chưa biết lúc nào ra; nếu không nhờ vào tha lực của Đức Phật A Di Đà hay sự cứu khổ độ mê của Ngài Địa Tạng hay Đức Quan Thế Âm Bồ Tát thì chúng ta vẫn còn mãi chìm đắm nơi cảnh khổ của sanh tử luân hồi.

Mong rằng quý Đạo Hữu, Phật Tử khi đọc những câu chuyện linh ứng nầy hãy ghi nhớ vào lòng và nếu ai có nhân duyên hãy nên một lần đến đó để được đảnh lễ Ngài và mong Ngài cứu độ.

Kính nguyện

 

Viết xong lời tựa vào ngày 15 tháng 12 năm 2008 tại Tu Viện Đa Bảo – Úc Đại Lợi, nhân lần nhập thất thứ 6.

Dịch giả: Sa Môn Thích Như Điển

Số Trang: 356

 

Trích lời đầu sách:

Khi nhắc đến Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát đa phần chúng ta đều nghĩ đến „Kinh Địa Tạng“ cũng như những mẩu chuyện tiếp độ cho những người chết qua những câu chuyện được kể rải rác đó đây; nhưng trong gần 300 câu chuyện của quyển sách nầy hơn 90 phần trăm là Ngài đã cứu cho người sống, nhất là những người bị bệnh hiểm nghèo, chính y khoa Nhật Bản bó tay, người bệnh hay thân nhân họ khi đến cầu nguyện nơi Ngài sẽ nhận được những phép mầu.

Chữ Địa Tạng tiếng Phạn gọi là Kstigarbha. Chữ Ksti có nghĩa là đất; garbha có nghĩa là tạng hay tàng chứa. Đất có khả năng tàng chứa mọi vật, mọi thứ. Điều nầy chứng tỏ rằng hạnh nguyện của vị Bồ Tát nầy có sức kham nhẫn, chịu đựng giống như sự nhẫn nại của đất vậy. Trong Ấn Độ giáo họ có thờ Thiên Tiên và Địa Mẫu. Thiên Tiên thường thường là người nam; còn Địa Mẫu đa phần là người nữ. Địa Mẫu của Ấn Độ giáo, mà Phật Giáo đã từ từ đồng hóa thành vị Bồ Tát của Phật Giáo qua hình thức là một người nam; nhất là khi qua đến Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam, Đại Hàn v.v… là tướng của một Tăng sĩ xuất gia đầu tròn áo vuông, đầu đội mũ Tỳ Lư và ngồi trên lưng con Đề Thính, tay cầm tích trượng. Đây chính là hình ảnh của Ngài Kim Kiều Giác, là một Đông Cung Thái Tử triều nhà Kim bên Đại Hàn, khi qua Trung Quốc và đến Cửu Hoa Sơn vào đời thịnh Đường (thế kỷ thứ 7) để tìm chơn thân và hạnh nguyện của Ngài Địa Tạng; nhưng cuối cùng Ngài Kim Kiều Giác là hiện thân của Ngài Địa Tạng khi Ngài viên tịch ở tuổi 88 tại Cửu Hoa Sơn. Do vậy Cửu Hoa Sơn là một trong 4 địa danh sơn của bốn vị Bồ Tát đang hùng cứ 4 dãy núi to lớn tại Trung Quốc cho đến ngày hôm nay.

Cách chữa bịnh của Ngài do con người cầu nguyện mà có; chứ không phải Ngài ra toa thuốc cho mọi người. Nếu có thì toa thuốc ấy chỉ là niềm tin và câu thần chú của Ngài là: Án Ha Ha Ha Vỹ Sa Ma Lý Sa Bà Ha“ mà thôi. Như vậy không có nghĩa là người Nhật Bản không mê tín; nhưng ở đây tôi chứng minh là độ mê tín ít hơn với những người ít học. Vì ít ra văn hóa và y khoa hiện đại vẫn là nền móng căn bản cho sự chữa trị theo quan niệm thông thường. Đa phần khi người ta nghĩ đến niềm tin, người ta hay xoay qua thời kỳ Trung Cổ hay thời kỳ khoa học chưa tiến bộ mấy; nhưng Nhật Bản ngày nay là một trong những nước lớn trên thế giới, mạnh mẽ ở nhiều phương diện như kinh tế, khoa học, giáo dục, y khọc, giao thông v.v… nhưng Đức Tin ở đây vẫn vượt thắng trên tất cả.

Dĩ nhiên là sự cầu nguyện đối với trong phái đoàn cũng có hiệu nghiệm ngay. Bằng chứng là nhiều bà cụ đi đến đây bằng xe lăn và gậy chống; nhưng bây giờ khi leo lên dốc không cần xe lăn lẫn gậy chống nữa và mãi cho đến khi về lại Đức cũng chưa lần nào dùng đến gậy nữa. Quả là phép Phật nhiệm mầu là vậy. Trong đoàn cũng có nhiều Thầy Cô và quý Phật Tử đi tam bộ nhứt bái để đảnh lễ Ngài và cũng có nhiều người thấy được ánh hào quang của Ngài xuất hiện giữa ban ngày. Có người lấy nước suối uống; có người lấy bột nhang mang về lại Âu Châu, lỡ cơ nhỡ có ai bị bịnh phỏng hay bịnh khó trị, có khi còn dùng đến được nữa. Thực tế thì „mọi pháp đều do nhân duyên sanh và mọi pháp cũng đều do nhân duyên diệt“ cho nên sự đến, sự đi, sự còn, sự mất… tất cả cũng chỉ là một hiện tượng mà thôi. Ngay cả ba ngàn Đại Thiên Thế Giới lớn nhỏ nầy Đức Phật nói trong kinh Kim Cang cũng chỉ là một hợp tướng thôi. Đã là một hợp tướng, tức có khi tan rã. Lúc ấy là lúc không đủ duyên. Như vậy trên cuộc đời nầy đâu có cái gì miên viễn ngoài niềm tin đâu. Hãy tin sâu và nguyện thiết thì tất cả mọi nguyện ước sẽ thành tựu.

Tiếng Đức có câu là: Alle Phänomen sind unbeständig hay Alle Phänomen sind unsicher. Nghĩa là „mọi hiện tượng đều không có thật tướng; mọi hiện tượng đều không chắc chắn“. Đã gọi là hiện tượng thì có gì đâu mà nắm chắc vào để cho khổ lụy tấm thân nầy. Vì căn bản của nó là giả. Phật hay Bồ Tát là đúng như các pháp vẫn thường hằng. Còn chúng ta cứ giong ruổi mãi trong 6 nẻo luân hồi chưa biết lúc nào ra; nếu không nhờ vào tha lực của Đức Phật A Di Đà hay sự cứu khổ độ mê của Ngài Địa Tạng hay Đức Quan Thế Âm Bồ Tát thì chúng ta vẫn còn mãi chìm đắm nơi cảnh khổ của sanh tử luân hồi.

Mong rằng quý Đạo Hữu, Phật Tử khi đọc những câu chuyện linh ứng nầy hãy ghi nhớ vào lòng và nếu ai có nhân duyên hãy nên một lần đến đó để được đảnh lễ Ngài và mong Ngài cứu độ.

Kính nguyện

 

Viết xong lời tựa vào ngày 15 tháng 12 năm 2008 tại Tu Viện Đa Bảo – Úc Đại Lợi, nhân lần nhập thất thứ 6.

Dịch giả: Sa Môn Thích Như Điển

Số Trang: 290

 

Trích lời đầu sách:

Khi nhắc đến Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát đa phần chúng ta đều nghĩ đến „Kinh Địa Tạng“ cũng như những mẩu chuyện tiếp độ cho những người chết qua những câu chuyện được kể rải rác đó đây; nhưng trong gần 300 câu chuyện của quyển sách nầy hơn 90 phần trăm là Ngài đã cứu cho người sống, nhất là những người bị bệnh hiểm nghèo, chính y khoa Nhật Bản bó tay, người bệnh hay thân nhân họ khi đến cầu nguyện nơi Ngài sẽ nhận được những phép mầu.

Chữ Địa Tạng tiếng Phạn gọi là Kstigarbha. Chữ Ksti có nghĩa là đất; garbha có nghĩa là tạng hay tàng chứa. Đất có khả năng tàng chứa mọi vật, mọi thứ. Điều nầy chứng tỏ rằng hạnh nguyện của vị Bồ Tát nầy có sức kham nhẫn, chịu đựng giống như sự nhẫn nại của đất vậy. Trong Ấn Độ giáo họ có thờ Thiên Tiên và Địa Mẫu. Thiên Tiên thường thường là người nam; còn Địa Mẫu đa phần là người nữ. Địa Mẫu của Ấn Độ giáo, mà Phật Giáo đã từ từ đồng hóa thành vị Bồ Tát của Phật Giáo qua hình thức là một người nam; nhất là khi qua đến Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam, Đại Hàn v.v… là tướng của một Tăng sĩ xuất gia đầu tròn áo vuông, đầu đội mũ Tỳ Lư và ngồi trên lưng con Đề Thính, tay cầm tích trượng. Đây chính là hình ảnh của Ngài Kim Kiều Giác, là một Đông Cung Thái Tử triều nhà Kim bên Đại Hàn, khi qua Trung Quốc và đến Cửu Hoa Sơn vào đời thịnh Đường (thế kỷ thứ 7) để tìm chơn thân và hạnh nguyện của Ngài Địa Tạng; nhưng cuối cùng Ngài Kim Kiều Giác là hiện thân của Ngài Địa Tạng khi Ngài viên tịch ở tuổi 88 tại Cửu Hoa Sơn. Do vậy Cửu Hoa Sơn là một trong 4 địa danh sơn của bốn vị Bồ Tát đang hùng cứ 4 dãy núi to lớn tại Trung Quốc cho đến ngày hôm nay.

Cách chữa bịnh của Ngài do con người cầu nguyện mà có; chứ không phải Ngài ra toa thuốc cho mọi người. Nếu có thì toa thuốc ấy chỉ là niềm tin và câu thần chú của Ngài là: Án Ha Ha Ha Vỹ Sa Ma Lý Sa Bà Ha“ mà thôi. Như vậy không có nghĩa là người Nhật Bản không mê tín; nhưng ở đây tôi chứng minh là độ mê tín ít hơn với những người ít học. Vì ít ra văn hóa và y khoa hiện đại vẫn là nền móng căn bản cho sự chữa trị theo quan niệm thông thường. Đa phần khi người ta nghĩ đến niềm tin, người ta hay xoay qua thời kỳ Trung Cổ hay thời kỳ khoa học chưa tiến bộ mấy; nhưng Nhật Bản ngày nay là một trong những nước lớn trên thế giới, mạnh mẽ ở nhiều phương diện như kinh tế, khoa học, giáo dục, y khọc, giao thông v.v… nhưng Đức Tin ở đây vẫn vượt thắng trên tất cả.

Dĩ nhiên là sự cầu nguyện đối với trong phái đoàn cũng có hiệu nghiệm ngay. Bằng chứng là nhiều bà cụ đi đến đây bằng xe lăn và gậy chống; nhưng bây giờ khi leo lên dốc không cần xe lăn lẫn gậy chống nữa và mãi cho đến khi về lại Đức cũng chưa lần nào dùng đến gậy nữa. Quả là phép Phật nhiệm mầu là vậy. Trong đoàn cũng có nhiều Thầy Cô và quý Phật Tử đi tam bộ nhứt bái để đảnh lễ Ngài và cũng có nhiều người thấy được ánh hào quang của Ngài xuất hiện giữa ban ngày. Có người lấy nước suối uống; có người lấy bột nhang mang về lại Âu Châu, lỡ cơ nhỡ có ai bị bịnh phỏng hay bịnh khó trị, có khi còn dùng đến được nữa. Thực tế thì „mọi pháp đều do nhân duyên sanh và mọi pháp cũng đều do nhân duyên diệt“ cho nên sự đến, sự đi, sự còn, sự mất… tất cả cũng chỉ là một hiện tượng mà thôi. Ngay cả ba ngàn Đại Thiên Thế Giới lớn nhỏ nầy Đức Phật nói trong kinh Kim Cang cũng chỉ là một hợp tướng thôi. Đã là một hợp tướng, tức có khi tan rã. Lúc ấy là lúc không đủ duyên. Như vậy trên cuộc đời nầy đâu có cái gì miên viễn ngoài niềm tin đâu. Hãy tin sâu và nguyện thiết thì tất cả mọi nguyện ước sẽ thành tựu.

Tiếng Đức có câu là: Alle Phänomen sind unbeständig hay Alle Phänomen sind unsicher. Nghĩa là „mọi hiện tượng đều không có thật tướng; mọi hiện tượng đều không chắc chắn“. Đã gọi là hiện tượng thì có gì đâu mà nắm chắc vào để cho khổ lụy tấm thân nầy. Vì căn bản của nó là giả. Phật hay Bồ Tát là đúng như các pháp vẫn thường hằng. Còn chúng ta cứ giong ruổi mãi trong 6 nẻo luân hồi chưa biết lúc nào ra; nếu không nhờ vào tha lực của Đức Phật A Di Đà hay sự cứu khổ độ mê của Ngài Địa Tạng hay Đức Quan Thế Âm Bồ Tát thì chúng ta vẫn còn mãi chìm đắm nơi cảnh khổ của sanh tử luân hồi.

Mong rằng quý Đạo Hữu, Phật Tử khi đọc những câu chuyện linh ứng nầy hãy ghi nhớ vào lòng và nếu ai có nhân duyên hãy nên một lần đến đó để được đảnh lễ Ngài và mong Ngài cứu độ.

Kính nguyện

 

Viết xong lời tựa vào ngày 15 tháng 12 năm 2008 tại Tu Viện Đa Bảo – Úc Đại Lợi, nhân lần nhập thất thứ 6.

Dịch giả: Sa Môn Thích Như Điển

Số Trang: 208

 

Trích lời người dịch:

Bệnh khổ không phải là không có lối thoát, chẳng qua chúng ta có biết cách thoát cũng như đủ niềm tin và công phu để thoát hay không. Cho nên:

 

Nếu biết giữ tâm mình không bệnh

Tử sinh nhìn lại chỉ là trò chơi!

 

"Thân bệnh mà tâm không bệnh", đây không phải là câu nói suông mà đã được chứng thực qua cuộc đời của Pháp sư Đạo Chứng. Pháp sư là một vị bác sĩ chuyên trị ung bướu trước kia, sau đó trở thành bệnh nhân ung thư, và cuối cùng xuất gia tu hành, thắng vượt bệnh khổ. Với bi nguyện giúp đời, Pháp sư đã dấn thân vào nẻo khổ, cùng an ủi, khích lệ và chỉ dẫn cho những ai cùng trong cảnh ngộ.

 

Như các vị thiền sư trong quá khứ, Pháp sư Đạo Chứng là một vị thiện tri thức vĩ đại của bệnh nhân ung thư trong thời hiện đại. Người đã dìu dắt chúng sinh vượt qua vũng tối sợ hãi trước cửa ải bệnh khổ, tìm ra nguồn sáng nơi Đức Phật Vô Lượng Quang. Người cũng lấy thân mình làm gương, thị hiện thân bệnh mà tâm không bệnh, dùng trí tuệ từ bi và phong thái tự tại giữa bệnh khổ để an ủi, khích lệ và chỉ dạy chúng ta thấy được bản chất nhân sinh, phát huy ánh sáng sinh mệnh, nhằm soi rọi và sưởi ấm cho mình và người. Quả thực như Pháp sư nói: "Chúng ta không thể quyết định chiều dài của sinh mệnh, nhưng có thể quyết định chiều rộng và chiều sâu của sinh mệnh."  Cho nên, học sống một ngày là biết ơn một ngày, học sống một hôm có ý nghĩa một hôm. Vì vậy:

 

Cho dù ngày mai tận thế,

Đêm nay sen vẫn gieo trồng

Đem lòng gió mát trăng thanh

Xưng tán A Di Đà Phật.

 

(Thích Minh Quang kính ghi)

Số Trang: 212

GHI CHÚ CỦA NGƯỜI BIÊN TẬP

DAISETZ TEITARO SUZUKI nguyên là Giáo sư Triết học Phật Giáo thuộc Đại học Otani, Kyoto, ông sinh năm 1870 và qua đời năm 1966. Có lẽ ông là người đương thời có uy tín nhất về Thiền học Phật giáo. Số tác phẩm chính bằng Anh ngữ về đề tài Phật giáo của ông lên đến chừng 20 hoặc nhiều hơn, và các công trình bằng Nhật ngữ mà có lẽ người phương Tây chưa được biết–ít nhất là chừng 18 tác phẩm. Hơn thế nữa, theo trong cuốn niên đại thư mục các tác phẩm Thiền tông bằng Anh ngữ đã chỉ dẫn một cách rõ ràng, ông còn là giáo sư tiên phong về các đề tài ngoài Nhật Bản, bởi vì ngoài tác phẩm Religion of the Samurai(Luzac and Co., 1913) của Kaiten Nukariya ra, không ai biết được Thiền như là một kinh nghiệm sống động, ngoại trừ các độc giả của tạp chí The Eastern Buddhist(1921-1939), cho đến khi ấn bản tác phẩm (Essays in Zen Buddhism)[1] của ông ra đời vào năm 1927.

Tiến sĩ Suzuki đã viết với tinh thần trách nhiệm cao. Không những ông đã nghiên cứu tường tận căn gốc của tác phẩm từ tiếng Sanskrit, Pali, Trung Hoa, Nhật Bản, mà ông còn cập nhật kiến thức của mình về tư tưởng Tây phương qua tiếng Đức, tiếng Pháp cũng như là tiếng Anh, vốn là ngôn ngữ mà ông nói và viết rất thông thạo. Hơn thế nữa, vượt xa cương vị một học giả, ông còn là một Phật tử. Dù ông không là Tăng sĩ của một tông phái Phật giáo nào, nhưng ông rất được các tôn giáo ở Nhật Bản kính trọng về những tri giác tâm linh của ông, với bằng chứng qua những người đã từng ngồi nghe ông giảng, là trực tiếp và rất sâu thẳm. Khi ông nói về những cảnh giới cao của tâm thức; ông nói với tư cách một người đã an trú trong cảnh giới ấy, và những ấn tượng ông đã tạo ra cho những người đã thâm nhập vào bờ mé tâm thức như là một hành giả mãi mê tìm kiếm những biểu tượng của tâm linh, qua đó diễn tả một trạng thái ý thức thực sự nằm ở nơi “siêu việt tri thức.”

Đối với những người không được ngồi nghe ông giảng, ắt hẳn họ sẽ được đền bù lại bằng những trang viết của ông. Ngay sau khi thế chiến thứ hai kết thúc, đã có một nỗ lực nhằm thu thập lại những tác phẩm này thành một ấn bản và được nhà xuất bản Rider & Co. ấn hành, có khoảng tám cuốn như vậy ra đời.

Về Thiền, tự nó chẳng cần tôi phải nói thêm nhiều ở đây, nhưng sự gia tăng về số lượng sách về đề tài này - như cuốnZen in English Literaturecủa R. H. Blyth, cuốn Zen Buddhismcủa tôi, cuốn Way of Zen của Alan Watt và cuốn Zen in the Art of Archerycủa Herrigel, cùng với những loạt dịch phẩm từ nguyên bản về Thiền cổ điển đã được Buddhism Society ấn hành - như Pháp Bảo Đàn Kinh,[2]Hoàng BáTruyền Tâm Pháp Yếu,[3] chứng tỏ rằng sự quan tâm về Thiền của người Tây phương vẫn còn đang mạnh mẽ. Tuy nhiên, Thiền là một đề tài rất dễ bị hiểu lầm, và do vậy, ngôn từ của một tác gia dè dặt, vốn được đào luyện từ tri thức lưu xuất từ tuệ giác, rất là trọng yếu, có lẽ đã được ông trình bày một cách rất thoải mái.

Cuốn sách này đề cập một cách chuyên biệt và rộng rãi về giáo lý của Huệ Năng, bao gồm toàn bộ mục tiêu, kỹ thuật của phép tu Thiền với ý nguyện mong mỏi nhiều người sẽ tiến sâu hơn vào tinh thần Thiền hơn bất kỳ việc gì khác trong thời hiện đại.

 

 

CHRISTMAS HUMPHREYS

(Nguyên Chủ Tịch Hội Phật Giáo Luân Đôn)

 

[1]* Bản dịch tiếng Việt nhan đề Thiền Luận,ba quyển, Trúc Thiên dịch quyển 1; Tuệ Sỹ dịch quyển 2 & 3, NXB An Tiêm, Sài Gòn ấn hành năm 1971.

 

CHÚ THÍCH:

Những chữ số thường (1) là của tác giả, Suzuki.

Những chữ số có đánh dấu (*) là của người dịch.

2*法 寶 檀 經 - The Sutra of HuiNeng.

[3]*黃欛 傳 心 法 要 - The Zen Teachings of Huang Po.

Số Trang: 136

Dịch từ bản tiếng Anh: Be An Island The Buddhist Practice of Inner Peace

Lời Tựa 

 Trước khi nhập diệt, 2500 năm trước, Đức Phật đã giảng pháp lần cuối. Bài pháp thoại này đã đưọc ghi lại trong Kinh Đại Bát Niết Bàn (Trường Bộ Kinh -Maha Parinibbana Sutta -Great Passing Discourse) và đã được lưu giữ trong Tam Tạng Kinh điển Pali, những thánh điển của Phật giáo. Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Đức Phật đã chỉ dẫn cho chúng sanh bao giáo lý để đến được con đường giải thoát. Ở giai đoạn cuối đời, Đức Phật muốn nhấn mạnh với các đệ tử của Ngài là cần đem những lời giáo huấn đó áp dụng vào cuộc sống.

 Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, khi ngài Ananda, vị đệ tử trung kiên và cũng là thân quyến của Đức Phật, bày tỏ ý muốn được Đức Phật truyền lại những lời giáo huấn cuối cũng đến các tăng ni, Đức Phật bảo rằng Ngài đã không giữ gì lại "trong nắêm tay như một vị Thầy còn muốn giữ lại điều gì đó". Và Đức Phật đã khuyên các đệ tử của Ngài không nên dựa vào sự dẫn dắt của Ngài. "Vi thế, Ananda, hãy làm hải đảo tự thân, hãy an trú nơi chính mình, không nên tìm kiếm sự an trú ở bên ngoài; hãy xem Pháp là hải đảo của mình, hãy xem Pháp là nơi an trú của ngươi". 

 Rồi Đức Phật tiếp: "Các hàng đệ tử của ta, Ananda, những người hiện tại bây giờ hay sau khi ta nhập diệt, biết nương tựa nơi hải đảo tự thân. . . biết xem Pháp là hải đảo của họ, và nương trú nơi Pháp. . . đó là những người sẽ đạt được đạo vô thượng chánh đẳng, chánh giác, nếu họ dốc lòng tu tập". 

 Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình". Các bài Pháp thoại này cố gắng giảng giải các giáo lý của Đức Phật, chính yếu dựa vào những bài kinh luận, các lời giải đáp của Ngài cho các hàng đệ tử. 

 Chương thứ nhất giúp các Phật tử hiểu ý nghĩa của việc 'nương trú' nơi Phật, Pháp và Tăng. Chương thứ hai bắt đầu bằng bài kệ tán thán Phật pháp, rồi tiếp tục khai triển thêm các phương pháp mở rộng nội tâm, kiến tánh, mà không cần phải dựa vào bất cứ cái gì bên ngoài ta. Cả hai chương này được đặt ở phần đầu của sách như một sự cúng dường, độc giả có thể đọc, nếu thích. Hoặc có thể đọc xong các chương khác, rồi trở lại hai chương đầu, có thể lúc đó ta sẽ thấy chúng có ý nghĩa hơn.

 

 Có thể, ngay lúc này, độc giả chỉ thấy đôi ba chương có ích cho mình. Nếu chỉ có thế, đó cũng là một khởi đầu tốt đẹp, vì lúc ấy Pháp Phật nhiệm mầu đã trở thành một phần của đời sống tâm linh của chúng ta, để từ đó có thể phát triển, tăng trưởng thêm cho đến khi chúng ta hoàn toàn hòa nhập với Phật pháp. 

 Tôi xin tri ân tất cả các tỳ kheo ni, sadi ni, các nam nữ cư sĩ đã luôn tìm đến nghe các bài Pháp thoại của tôi. Không có họ, những bài giảng này đã không được nói ra, và có lẽ quyển sách này cũng chẳng bao giờ thành hình.

 

 Xin gửi lời cảm tạ đặc biệt đến các bạn tôi, những người luôn hiểu, luôn rộng lượng ủng hộï các công việc của tôi, cũng như việc xuất bản quyển sách này. Các Phật tử đã đánh máy từ các bài giảng thâu băng. Những người này đã cúng dường thời gian, công sức, và lòng từ bi trong việc truyền bá Phật pháp.

 Cầu cho tất cả các vị đã giúp cho quyển sách này thành hình được nhiều thiện nghiệp. Mong rằng quyển sách này có thể mang hạnh phúc, niềm vui đến trong lòng bạn đọc.

 

Ayya Khema  
Buddha-Haus, Đức  
Tháng 12, 1995 

Số Trang: 472

HT THÍCH GIÁC HẠNH CHỨNG MINH

CƯ SĨ DIỆU ÂM (DIỆU NGỘ) Biên soạn

SÁCH ẤN TỐNG (KHÔNG BÁN) 

 

LỜI MỞ ĐẦU

Kính thưa quý bạn! Ba đời mười phương chư Phật, chư Bồ tát thị hiện đến thế giới Ta Bà này không ngừng nghỉ cũng chỉ vì một chữTâm của chúng ta. Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện đến thế giới Ta Bà này gần ba ngàn năm trước, cũng vì một chữ Tâm của chúng ta mà Ngài phải thuyết pháp hết 49 năm. Sau khi Phật nhập niết bàn, chư Tăng, Ni tiếp tục thay Phật để giảng giải một chữ Tâm và quý Ngài đã giảng hết gần ba ngàn năm nay vậy mà chúng ta vẫn chưa chịu thức tỉnh.

Chúng tôi nay không biết lấy gì để đền ơn cho ba đời mười phương chư Phật, chư Bồ-tát, chư hiền thánh Tăng, chỉ biết theo chân quý Ngài tiếp tục  giảng một chữ Tâm để cúng dường đến mười phương chư bạn.

Chúng tôi mong cuốn sách nhỏ này có thể giúp chư bạn tìm lại được chơn tâm quý báu để đọc kỹ cuốn sách này, vì nó sẽ trả lời cho quý bạn biết hết tất cả.

Con xin cúi đấu đãnh lễ, cảm tạ ân đức của đấng từ phụ Thích Ca Mâu Ni và ba đời mười phương chư Phật, chu Bồ-tát đã soi đường cho chúng con đi.

Con xin cúi đầu đãnh lễ, cảm tạ đức của Lịch Đại Tổ sư, chư Đại Thánh hiền trong quá khứ cũng như trong hiện tại đã dày công hoằng truyển chánh pháp. Nhờ ân đức cao sâu của quý ngài mà tam tạng giáo pháp Phật mới được tồn tại cho đến ngày nay cho con chúng ta có đầy đủ kinh sách để mà tu học.

Chúng con kính mong chư bạn đồng tu góp những điều sai sót để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong kỳ tái bản.

 

Nam Mô A Di Đà Phật

Kính ghi

Diệu Âm Diệu Ngộ

MỤC LỤC

1.     Lời mở đầu

2.     Đạo Phật là gì?

3.     Ai là Phật A DI ĐÀ?

4.     Phật A DI ĐÀ là ai?

5.     Tâm là gì?

6.     Pháp thân, Báo Thân, Ứng Hóa Thân

7.     Hiểu Lầm Lục Thần Thông Giữa Thiền và Tịnh

8.     Những dấu hiệu Khi có Lục Thần Thông Thanh Tịnh

9.     Chuyển biến khôi phục Sáu Căn

10.  Định Chánh định và diệu định

11.  Cảm xúc sau khi được nhất tâm

12.  Ý nghĩa  Minh Tâm Kiến tánh, Kiến tánh thành Phật

13.  Ý nghĩa Nhất Chơn Pháp Giới

14.  Ý nghĩa Kim Cang diệu thiền

15.  Hiểu lầm Pháp môn Tịnh độ

16.  Tam Bảo là gì?

17.  Ý nghĩa chiếc áo cà sa và chiếc áo lam

18.  Ý nghĩa Y Kinh  và Y Giáo

19.  Ý nghĩa HOằng pháp

20.  Ý nghĩa Hộ Pháp

21.  Tu Niệm Phật thất

22.  Vấn đề xá lợi

23.  Ý nghĩa phát nguyện và Hồi hướng

24.  Phật pháp nhiệm màu

25.  Hiểu lầm buông xả hình tướng

26.  Vấn đề ăn chay và ăn mặn

27.  Ý nghĩa Tu hạnh và Nhẫn nhục

28.  Hiểu lầm ý nghĩa tà dâm

29.  Ân tu giữa chợ đời

30.  Nghiệp là gì?

31.  Chuyên nghiệp

32.  Ý nghĩa gieo chủng từ

33.  Hoằng pháp gieo chủng tử

34.  Pháp Âm hoằng pháp

35.  Trợ niệm Hoằng pháp

36.  Truyền thông và báo chí Hoằng pháp

37.  Con Ma Học trò ham học

38.  vấn đề tranh chấp

39.  Mổ xẻ vấn đề

40.  Bài thuyết của Ngài Thích Trí Tịnh

Số Trang: 366

 

Lời Nói Đầu, Ấn Bản Mới

Từ năm 1999 tới nay, chúng tôi có nhiều dịp nói chuyện về đạo Phật, hoặc viết bài về đạo Phật cho m y đặc san của một số chùa xa gần, cho nên có thêm một số bài mới. Chúng tôi l y một số bài trong cuốn GÓP NHẶT và cuốn NÓI CHUYỆN VỀ ĐẠO PHẬT, coi lại và sửa chữa, bỏ đi một phần lớn những phần mở ngoặc ghi chữ Phạn, chữ Anh hay chữ Pháp vì các chi tiết đó l m chia trí người đọc.

 

Cuốn mới này l y tên l BƯỚC VÀO CỬA PHẬT. Chỉ mới bước vào cửa thôi, nên chỉ mới nhìn khái q át, đơn gi n. Tuy vậy, chúng tôi biết chắc thế n o cũng có thiếu sót, sai lầm và xin sám hối trước. Bài vở có nhiều chỗ trùng hợp vì chúng tôi nói chuyện vào những thời điểm v địa điểm khác nhau. Để tiện cho độc gi , nh t là độc gi lớn tuổi, sách sẽ được chia ra làm ba phần, in riêng rẽ; khi cầm đọc sẽ th y cuốn sách nhẹ hơn. Phần thứ ba, có một số b i hơi d i vì đó l m y bài tham luận trong một số kỳ an cư kiết hạ.

 

Tôi cám ơn nh tôi đã chị khó đọc b n th o, góp ý thêm bớt chi tiết, cám ơn các con tôi tạo cho tôi nhiề điều kiện để làm việc.

 

Montréal, mùa Xuân năm Canh Dần, 2010.

 

Hoằng Hữu Nguyễn Văn Phú

Số Trang: 268

 

Năm 2010, phiên âm và dịch nghĩa xong quyển kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Tầm Thinh Cứu Khổ Phổ Môn Phẩm Thị Hiện Đồ, sách dày 270 trang, đã ấn tống 1000 quyển.

Số Trang: 340

 

Tác giả : Junjiro Takakusu

Dịch giả : Tuệ Sỹ

Số trang : 300

 

GIỚI THIỆU

 

Nhan đề xuất bản lần thứ nhất do Ban Tu thư Viện Đại học Vạn Hạnh là Các Tông Phái của Đạo Phật. Đó là nhan đề của tập giáo trình dùng làm tài liệu cho sinh viên nghiên cứu Phật học. Nguyên đề của sách là The Essentials of Buddhist Philosophy mà lần tái bản này sẽ giữ nguyên, dịch theo tiếng Việt là Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo. Nguyên đề của sách đã nói rõ mục đích của tác giả khi viết sách. Như ông tự giới thiệu trong chương dẫn nhập, ông trình bày triết học Phật giáo theo xu hướng hệ thống. Mỗi tông phái đại diện cho một xu hướng đặc sắc.

 

Tuy nhiên, nội dung sách có giới hạn của nó. Đó là chỉ giới hạn trong các xu hướng Phật học Trung Hoa và Nhật Bản. Tất nhiên tác giả cũng đã có đề cập đến nền tảng nguyên thủy của mỗi hệ tư tưởng. Theo bản ý của tác giả, thành tựu của Triết học Phật giáo Trung hoa, và sự phát triển của nó sang Nhật bản, như là đỉnh cao tổng hợp các xu hướng Phật giáo từ trước đã xuất hiện tại Ấn độ.

 

Về tác giả, những người nghiên cứu Phật học qua tham khảo Hán tạng đều biết ơn ông trong sự biên tập và san định bộ Đại Chính Tân Tu Đại Tạng kinh, 100 quyển. Đây là kho tàng văn hiến Phật giáo vĩ đại nhất của thế giới còn truyền đến ngày nay.

 

Tác phẩm này được xem là công trình tập hợp của ông suốt cả cuộc đời nghiên cứu Phật học. Hầu hết các chương đều từ tài liệu mà ông chuẩn bị ở Tokyo để diễn giảng trong một loạt các buổi giảng tại Viện Đại học Hawaii khi ông được Viện này mời làm Giáo sư biệt thỉnh, giảng khóa 1938-1939. Năm 1939, một cuộc hội thảo của các nhà Triết học Động Tây họp tại Viện Đại học Hawaii, sách của ông được chọn làm văn bản thảo luận. Kết quả hội thảo được giới thiệu trong tạp chí Triết học Đông-Tây xuất bản năm 1944 do Ban Tu thư Viện Đại học Princeton.

 

Bản dịch Việt tái bản lần này được duyệt lại, có thay đổi và sửa chữa nhiều chỗ. Để giúp người học có thêm tài liệu tham khảo các vấn đề liên hệ, thỉnh thoảng người dịch thêm chú thích, ngoài các chú thích của chính tác giả. Những chú thích thêm của người dịch đều có ghi TS.

 

Ngoài công trình cống hiến cho bộ Đại Chính Tân Tu Đại Tạng kinh, và tác phẩm này, ông còn viết và dịch nhiều tác phẩm Phật học khác nữa.

Độ dày: 168 trang


ĐÔI DÒNG CẢM TƯỞNG:

Tôi là người rất ngại “viết lách”. Viết, đối với tôi là cả một cuộc “vật lộn” với chữ nghĩa. Vậy mà từ khi được duyên may mắn, là người đầu tiên đọc tác phẩm Một đời người, một câu thần chú của giáo thọ Nguyên Thành vừa viết xong, như có ai đó thúc giục tôi một cách mãnh liệt, rằng phải viết lên những niềm hỷ lạc mà tôi đã nhận được từ sự gia trì của Bổn Tôn qua tác phẩm này. Do vậy, tôi “đành” phải “chấp bút”.

Tuy là người đã hành trì giáo pháp Mật tông, và cũng đã đọc một số kinh điển giảng luận của các đạo sư và các thánh tăng, viết về lợi ích của việc thực hành trì niệm thần chú nhưng tôi vẫn không khỏi bàng hoàng và choáng ngợp bởi sự hoành tráng, đầy đủ mọi khía cạnh nông sâu của thần chú Om mani padme hum. Tựa như những viên pha lê đầy màu sắc trước kia để ẩn khuất từng nơi, nay được gom tụ vào một chỗ thì ánh sáng lấp lánh của chúng tăng lên gấp ngàn lần vậy. Tôi như một chú ếch đã tạm hiểu được sự rộng sâu của một dòng sông nhưng vẫn phải nổ tung trước sự mênh mông bao la không bến bờ của đại dương. Vậy đối với những ai có duyên lành với Phật pháp và mong muốn am tường về thần chú Om mani padme hum của Bồ Tát Quán Âm, thì Một đời người, một câu thần chú là một tác phẩm chứa đựng đầy đủ. 

Như một nhà họa sĩ tài ba với cành cọ khéo léo, một năng khiếu mỹ thuật, một tấm lòng bi mẫn chân thành, giáo thọ Nguyên Thành đã vẽ lên một bức tranh toàn cảnh tráng lệ, làm cho hàng căn cơ chậm lụt như tôi càng đọc tín tâm càng thâm sâu hơn vào sức gia trì và lòng bi mẫn của Bồ Tát Quán Thế Âm. Chỉ một câu thần chú ngắn ngủi sáu âm mà chứa đựng vạn pháp!

Từng chương trong tác phẩm mang những hình ảnh, khía cạnh khác nhau của thần chú Lục tự đại minh, cũng giống như mỗi màu sắc trong một bức tranh, càng tăng phần sinh động, mà vẫn mang đầy đủ ý nghĩa về lòng bi mẫn siêu phàm của Bồ Tát Quán Thế Âm nhất là những đại nguyện của Ngài dành cho tất cả chúng sanh với tâm không phân biệt, dù cho căn cơ của mỗi chúng sanh khác biệt cũng đều được hưởng lợi lạc như nhau. 

Càng đi sâu, ta như lạc vào một hòn đảo chứa đầy những viên ngọc quý giá và chính mình cũng được chiếu soi từ ánh sáng ngọc quý, không những thế mà ta còn được tùy nghi sử dụng. Niềm hỷ lạc dâng trào vì thấy mình quá may mắn gặp được Phật pháp trong đời này và đang hành trì pháp môn trì tụng thần chú Lục tự đại minh. 

Để đền đáp phần nào ơn tri ngộ với bậc thiện tri thức qua tác phẩm quý báu này, tôi chỉ biết hết lòng cầu nguyện cho bất cứ ai có duyên may đến được hòn đảo châu báu Om mani padme hum đều sẽ khởi tâm tin nhận hành trì để được phần lợi lạc, không phải trở về tay không! 

 

Bà Rịa Vũng Tàu 

Ngày 22 tháng 3 năm 2009

Mật Diệu Kính đề

LỜI NÓI ĐẦU:

Thần chú là một đặc trưng của giáo pháp Phật giáo Mật tông, bởi vậy nên gọi là Mật chú thừa hay là Kim cang thừa. Trong Mật chú thừa, hình tượng vị Phật mà các hành giả tu tập thiền quán Bổn tôn thường chọn nhất có lẽ là hình tượng đức Quán Âm Tứ Thủ, và thần chú do Ngài tuyên thuyết là thần chú Mani cũng được nhiều người thọ trì nhất, còn gọi là thần chú Lục tự đại minh hay thần chú Sáu âm. Từ xưa đến nay đã có biết bao thế hệ hành giả Mật chú thừa sử dụng thần chú Mani làm nền tảng tiến tu và nhận Bồ Tát Quán Âm là Bổn tôn thiền quán.

Mật gia Song Nguyễn là nơi tịnh cư thực hành Mật giáo của người viết, cũng noi theo những tấm gương đó. 

Trong những năm tháng thực hành pháp môn trì chú song song với pháp quán tưởng Bổn tôn, người viết cũng như những đồng môn khác như đạo hữu Mật Diệu, Mật Hải, Mật Tuệ, Mật Tấn, Mật Hạnh... đều cảm nhận được không ít lợi lạc trong đời sống, cả về mặt tâm linh cũng như thể chất. Thật sự không thể kể hết được ân phước gia hộ từ Bổn tôn, Đạo sư, Dakini, là suối nguồn tâm linh đã mang đến cho chúng tôi tất cả những gì có thể gọi là quý giá của kiếp người, bao gồm cả niềm hạnh phúc trong đời sống hằng ngày cũng như những pháp vị được trải nghiệm qua từng thời khóa hành trì!

Với tâm nguyện là niềm vui nên chia sẻ với mọi người, tựa như ổ bánh ngọt thơm ngon muốn nhiều người cùng ăn chung cho biết mùi vị, người viết không ngại tài sơ trí thiển, cố dồn tâm lực vào tác phẩm này để chia sẻ những nhận thức của mình về thần chú Mani, cũng như những trải nghiệm tâm linh trên đường tu Mật giáo mà bản thân đã kinh qua, mong có thể giúp ích ít nhiều cho những ai chưa biết đến Mật giáo, những ai có thiện cảm với Mật tông, cũng như những ai đang là hành giả Mật giáo.

Trong tác phẩm “Một đời người, một câu thần chú” này, người viết cố gắng thể hiện những quan kiến Mật giáo về pháp môn trì niệm thần chú Mani từ nhiều khía cạnh khác nhau. Khi trình bày, người viết cố gắng y cứ theo những luận chứng trong kinh điển để tránh tình trạng “tri kiến lập tri”, tức là luận giải chủ quan của cá nhân mình. Tuy vậy, về sự vi diệu của thần chú Mani thì có lẽ chỉ chư Phật mới có thể luận bàn rốt ráo. Vì vậy, người viết khó có thể tránh được nhiều sai sót, khuyết điểm. Rất mong quý bạn đọc gần xa niệm tình tha thứ, người viết chân thành cảm kích. Được chút thiện hạnh nào, người viết xin nguyện hồi hướng về cho mọi chúng sanh hữu tình, vô tình trong pháp giới.


Mật gia Song Nguyễn

Phật lịch 2552 

Thinley Nguyên Thành 

Cẩn chí

Nguyên Bản: Ḍākinī Teachings

Liên Hoa Sanh

Erik Pema Kunsan dịch
247 Trang​

 

Giáo huấn Dakini là một tuyển tập những lời khai thị từ một số “kho tàng giáo lý” được phát hiện hay còn được gọi là terma. Bao gồm những giáo huấn khẩu truyền về thực hành Giáo Pháp của Guru Rinpoche (Liên Hoa Sanh) đã ban khi Ngài ở Tây Tạng vào thế kỷ thứ 9. Những khai thị này được ghi chép bởi vị đệ tử chính của Ngài, Dakini Yeshe Tsoygal, công chúa xứ Kharchen. Theo Cuộc Đời Một Trăm Vị Terton của Ngài Jamgon Kongtrul đệ nhất, Yeshe Tsoygal là một dakini và là hóa thân của Phật Mẫu Lô Xá Na (Lochana), phối ngẫu của Đức Phật Ratnasambhava (Phật Bảo Sanh) cũng là Vajra Yogini xuất hiện trong thân tướng của một người nữ. Bà đã phụng sự Đức Guru Rinpoche khi Ngài ở Tây Tạng và sau đó thực hành kiên trì khác thường, cuối cùng thành tựu ngang bằng với Thầy mình. Lòng bi của Bà vô song và ân phước của Bà bất tận.


Yeshe Tsoygal đã viết lại giáo huấn khẩu truyền này bằng một mã bí mật gọi là “Chữ viết Dakini” và chôn dấu như một kho tàng terma quý báu để các vị terton khai quật vào nhiều thế kỷ sau. Chính Đức Guru Rinpoche đã tiên tri nơi chốn, danh tánh, thời gian của những vị terton đến khai mật tạng. Những giáo huấn mà các vị terton tiếp nhận trong thực tế hay trong linh kiến đều thích hợp cho những người sống trong thời các Ngài và trong những thế hệ sau này.

 

Nguồn: www.hoavouu.com

Nguyên Bản: Introduction to Tantra

Số Trang: 105

 

Lời nói đầu

 

Tài liệu làm nên tập sách nhỏ này để giới thiệu Phật giáo mật tông - một đề tài thường bị ngộ nhận - được biên tập từ những bài giảng trong khoảng thời gian 1975-1983 của Thubten Yeshe, vị sư Tây tạng đã quá cố, người được môn đệ khắp thế giới trìu mến gọi là Lama Yeshe (Thầy).

 

Muc Luc

  • Lời Nói Đầu

  • 1. Sự Trong Sáng Nguyên Ủy

  • 2.  Ham Muốn Và Hạnh Phúc

  • 3. Lạc Thú, Thất Vọng Và Thỏa Mãn

  • 4. Lật Đổ Khống Chế Của Ngoại Cảnh

  • 5. Ngoi Lên Từ Nỗi Bất Mãn

  • 6. Mở Rộng Cõi Lòng

  • 7. Hòa Tan Những Giới Hạn Tự Tạo

  • 8. Tính Trong Sáng Của Tâm

  • 9. Bậc Thầy Và Nguồn Cảm Hứng

  • 10. Dẫn Nhập Tối Thượng Du Già

  • 11. Hành Xử Như Phật

  • 12. Thành Tựu

  • Lời Bạt

Nguồn: www.phapamgiaithoat.com

Số Trang: 215

 

Lời Tựa

cho bản dịch Việt ngữ

 

“Chớ làm việc ác, làm nhiều điều thiện. Hoàn toàn điều phục tâm mình, không kích động tâm người khác. Đây là lời chư Phật dạy.” - Đức Thích Ca Mâu Ni.

 

Ý nghĩa cốt tủy của mọi giáo lý siêu việt của Đức Phật được cô đọng một cách quả quyết là như vậy. Để lời dạy này được thực sự áp dụng theo trình tự dẫn dắt tới giác ngộ, vô số các thành tựu giả vĩ đại xuất hiện trong quá khứ ở Ấn Độ và Tây Tạng đã thiết lập nhiều truyền thống thực hành hoàn hảo.

 

Dakpopa, Pháp Vương Gampopa (1079-1153) vô song, đã biên soạn tác phẩm kinh điển “Pháp Bảo của sự Giải thoát” bao gồm những vấn đề trọng yếu của việc thực hành tất cả các Kinh điển và Mật điển (Tantra), là một phương pháp thâm sâu và tuyệt diệu để thành tựu kết quả của Giáo pháp siêu phàm trong dòng tâm thức chúng ta. Luận văn trẻ trung tuyệt vời này đưa ra phương pháp tiếp cận dựa trên truyền thống, vạch ra các giai đoạn của con đường. Đối với những người ước muốn thực hành Phật pháp, đặc biệt là Kim Cương thừa, nhất là Mahamudra (Đại Ấn), bản văn này chắc chắn là một Pháp khí tuyệt hảo để họ hiểu biết rõ ràng và đúng đắn phương pháp thực hành. Thật đáng vui mừng khi có thêm bản dịch này sang ngôn ngữ khác.

 

Ngày nay, có vẻ như số người tìm kiếm Giáo pháp đang gia tăng, nhưng sau khi hiểu biết ý nghĩa của Giáo pháp, nếu ta không dấn mình vào ngay cả một thực hành để giải thoát dòng tâm thức của ta, và nhờ sự chứng ngộ, giải thoát dòng tâm thức của chúng sinh, mà chỉ ước muốn và theo đuổi “Đại Ấn” và “Đại Viên mãn” thì điều đó chẳng lợi ích gì.

 

Một minh họa rõ ràng là nếu không có một nền móng thì không thể nào xây dựng một căn nhà, và nền móng càng chắc chắn thì càng có thể xây nhiều tầng trên đó. Tương tự như thế, các giai đoạn của pháp thực hành chuẩn bị (Ngöndro) là nền tảng của việc thực hành Pháp, nếu nó được chuẩn bị tốt bao nhiêu thì ta càng có cơ sở để hoàn thành những tầng trên của “ngôi nhà-Pháp” là tất cả các Kinh điển và Mật điển.

 

Vì thế, vấn đề quan trọng đích thực, vô cùng cần thiết là một môn đồ của Giáo pháp, bắt đầu với thực hành Ngöndro cho đến Mahamudra, phải tiến triển từng bước một, từ những thực hành thấp cho đến những thực hành cao cấp hơn. Trong khi không hoàn tất những bước của thực hành chuẩn bị mà làm như thể đang thực hành Mật điển và Đại Ấn (Mahamudra) thì chắc chắn là một điều sai lầm. Điều đó giống như vào trường cao đẳng mà thậm chí không học qua một trường tiểu học.

 

 Một lần nữa, “Pháp Bảo của sự Giải thoát” của Gampopa đã được dịch sang Việt ngữ là một điều vô cùng hoan hỉ. Bởi Phật pháp được dân tộc này yêu quý và chưa từng bị suy thoái ở nơi đây nên việc có thể dịch “Pháp Bảo của sự Giải thoát” sang Việt ngữ chắc chắn sẽ trở thành một nền tảng cho sự thành công dẫn tới hạnh phúc nhất thời và tối thượng.

 Thật vui khi các đệ tử có niềm tin đối với Giáo pháp, có sự kiên trì lớn lao, ý hướng thiện lành, và sự hỉ lạc trong việc làm lợi lạc chúng sinh, đã làm việc không mỏi mệt để thực hiện kết quả kỳ diệu này. Ta cầu nguyện công đức này sẽ mang lại thành công và hạnh phúc trong ba thời và hoàn thành hai lợi lạc cho bản thân và chúng sinh như ước nguyện.

Nhờ năng lực chân lý của Tam Bảo không dối gạt, cầu mong ước nguyện thanh tịnh này được hoàn thành.

 

Drupon Sonam Jorphel Rinpoche

thuộc dòng Drikung Kagyu vô song,

vào ngày tốt lành 3 tháng Giêng năm 2012

tại Drikung Kagyud Rinchen Palri Monastery

Nepal

 

Nguồn: www.daophatngaynay.com

Nguyên Bản: Mother of Knowledge

Số Trang: 249

 

Câu chuyện tiểu sử của ngài Yeshe Tsogyal là một mặc khải về sự chuyển hóa tâm linh và bản gốc tiếng Tạng biểu lộ chiều sâu thể nghiệm của ngài, ý nghĩa bên trong nó là những quán đảnh của ngài và sự thấu suốt trong tầm nhìn sâu rộng của ngài. Người Tây Tạng đã trải qua hàng trăm năm tìm cách thể hiện sức mạnh cùng sự phong phú kinh nghiệm như vậy trong những hạn chế của ngôn từ, và vào thời điểm cuốn sách này được viết, nó đã sở hữu một thuật ngữ được phát triển chính xác cho mục đích này.

 

Cho tới khi Anh ngữ phát triển những nguồn tài nguyên tương tự, thì chúng tôi cảm thấy rằng vẻ đẹp và sự kỳ diệu bên trong tiểu sử của ngài Yeshe Tsogyal sẽ chiếu sáng rạng ngời nhất nhờ một bản trình bày trực tiếp, dễ hiểu. Việc theo đuổi những ẩn ý huyền bí của văn bản sẽ chỉ có nguy cơ gây ra sự mơ hồ, lầm lẫn. Và trong mọi 20 trường hợp tâm ý niệm sẽ thấy rằng chính nó không thể nắm bắt được ý nghĩa của phần lớn những gì đã được nói. Tuy nhiên, thật tốt để lưu ý rằng một bản dịch của tác phẩm này vào mức độ bí truyền sẽ rất khác.

 

Tuy nhiên, những độc giả của tiểu sử ngài Yeshe Tsogyal cũng nên nhớ rằng những thể nghiệm và thực hành được thực hiện bởi ngài Yeshe Tsogyal trên con đường của mình hướng tới sự chứng ngộ chỉ có thể được thực hiện thành công bởi những người có sự chuẩn bị thích hợp. Thậm chí sau đó, sự chỉ dẫn của một bậc thầy tâm linh chính thức, đủ phẩm tánh, một bậc minh sư trọn hảo của truyền thống là điều cần thiết. Sẽ là nguy cơ lớn cho bất kỳ ai cố gắng đeo đuổi những thực hành như vậy một mình, hoặc không có sự chuẩn bị đầy đủ.

 

Nhờ nghiên cứu cuộc đời của ngài Yeshe Tsogyal, họ sẽ thấy một minh chứng gương mẫu tuyệt diệu của mối quan hệ giữa đệ tử và bậc thầy cùng tầm quan trọng của lòng sùng mộ.

 

Nguồn: www.daivienman.files.wordpress.com

Nguyên Bản: Tantra in Tibet

Số Trang: 233

 

Tập sách nầy chúng tôi trích dịch từhai tác phẩm của Đức Đạt Lại Lat-ma 14 Tenzin Gyatso. Tác phẩm thứ nhất là Tantra In Tibet, ấn bản năm 1977 của Nhà xuất bản Snow Lion, Ithaca, NewYork, USA. Bản thứhai là Kindness, Clarity and Insight, ấn bản lần thứ14 năm 1998,cũng của Nhà xuất bản Snow Lion, Ithaca, NewYork, USA. Trong cuốn  Tantra In Tibet, chúng tôi chỉ dịch phần đầu, còn phần thứhai là Chân ngôn đạo thứ đệ(t: ngagrim  chenmo) của  ngài Tông-khách-ba chúng tôi thấy Đức Đạt-lại Lat-ma 14  đã phân tích khá kỹnội dung cốt tuỷ Mật tông trong phần I của tập sách nầy, nên chúng tôi không  đưa vào.  Thay  vì  vậy,  chúng  tôi  chọn  dịch  một  số bài  trong  cuốn Kindness,  Clarity  and Insight  để giúp  người  đọc  hiểu  rõ  hơn những nội dung nặng vềgiáo lý trong chương I; đồng thời có thể hỗ trợ cho những ai có cơ duyên hành trì sâu vào pháp môn vốn rất khó và nhiều  ẩn mật, và vì vậy,  đã thu hút khá  đông những hành giả mong nếm được hương vị giải thoát. 

 

Về phần chú thích, chúng tôi cố gắng cung cấp thêm những kiến thức cần thiết  để  đi sâu vào giáo lý pháp môn nầy. Chúng tôi đã sử dụng những tư liệu vốn có rất hạn chế. Một số từ Bách khoa Phật học Toàn thư, Phật quang Tự  điển bản điện tử, và phần lớn là trong  Từ  điển Phật học–Đạo Uyển 2006. Những chú thích có đánh dấu (*) kèm theo là của tác giả trong nguyên bản Anh ngữ. 

 

Nguồn: www.daibitam.vn

Số Trang: 535

 

Năm 2010, tại Sài Gòn diễn ra đại hội “Con gái đức Phật” quy tụ hội chúng tỳ-khưu-ni và cận sự nữ Nam Bắc tông trên khắp thế giới về tham dự.

 

Tôi không biết gì về nội dung cũng như hình thức đại hội ấy, nhưng cụm từ “Con gái đức Phật” tôi nghe sao nó dễ thương, bình dị và rất gần gũi với ngôn ngữ đời thường. Từ đó, tôi khởi tâm biên soạn một cuốn sách để giới thiệu về những vị Thánh Ni và những cận sự nữ có hành trạng đặc biệt và thù thắng thời đức Phật và đặt tên đầu sách là“Con gái đức Phật”.

 

Tiêu biểu như sau:

Chư vị Thánh Ni thù thắng:

- Tỳ-khưu-ni Mahā Pajāpati Gotamī (Bậc Ni trưởng thánh hạnh và gương mẫu)

- Tỳ-khưu-ni Yasodharā (Bậc đại thần thông)

- Tỳ-khưu-ni Khemā (Bậc đệ nhất trí tuệ)

- Tỳ-khưu-ni Upalavaṇṇā (Bậc đệ nhất thần thông)

- Tỳ-khưu-ni Dhammadinnā (Bậc đệ nhất thuyết pháp)

- Tỳ-khưu-ni Paṭācārā (Bậc đệ nhất thông luật)

- Tỳ khưu-ni Kisā-Gotamī (Bậc đệ nhất mặc y thô tháo)

- Tỳ-khưu-ni Bhadda-Kuṇḍalakesā (Bậc đệ nhất thắng trí nhạy bén)

- Tỳ-khưu-ni Ambapālī (Hoàng hậu kỹ nữ)

- Tỳ-khưu-ni Subhā (Người cho con mắt đẹp)

- Tỳ-khưu-ni Puṇṇikā (Cô gái nô lệ đội nước)

- Tỳ-khưu-ni Prakirti (Cô gái hạ tiện yêu đại đức Ānanda)


Những nữ nhân đặc biệt, khả kính:
 

- Bà Visākhā (Đại thí chủ)

- Hoàng hậu Mallikā (Nữ cận sự xuất sắc)

- Hoàng hậu Sāmāvatī (Từ ái dịu dàng)

- Thị nữ lưng gù Khujjuttarā (Đệ nhất thuyết pháp)

- Cô Uttarā (Năng lực tâm từ)

- Cô Sirimā (Kỹ nữ nổi danh)

- Bà Mẹ Mātikagama (Người hộ độ hy hữu)

- Nữ thí chủ Suppiyā (Cúng dường thịt đùi)

- Hoàng hậu Mahāyānā (Phật mẫu)

- Cô gái con người thợ dệt (Vào dòng trước khi chết)

- Cô bé Puṇṇā và nàng Sujātā (Cúng dường vi diệu)

...

Đầu tiên thì tôi không dám nghĩ đến những mục đích gì to tát, nhưng càng viết, tôi càng ngẫm ngợi nhiều về những điều sau đây:

- Vị tỳ-khưu-ni nào, cận sự nữ nào được thành tựu lớn lao cũng do nhờ nhân duyên dày sâu từ quá khứ.

- Mọi khả năng về trí tuệ, về thắng trí, về thiền định, về thuyết pháp, về giới luật, về tâm từ, về khổ hạnh, về mặc y thô tháo, về bố thí, về hộ độ và cả về sự thông minh, khéo léo trong tương quan ứng xử... thì họ không hề thua nam giới.

- Họ là những vị “sứ giả tình thương” thành công trong lãnh vực xoa dịu nỗi đau của những phụ nữ có hoàn cảnh bất hạnh do kỳ thị, do bất công đối xử, do ngã gục trên tình trường, do hoàn cảnh bất trắc, éo le từ xã hội, từ nghiệp cũng như từ những trớ trêu của đời sống.

Xem lại thực trạng hiện nay của phụ nữ, thì:

- Trên khắp thế giới, họ chịu nhiều thiệt thòi, nhiều đau khổ hơn nam giới, mặc dầu tuyên ngôn nam nữ bình quyền đã có mặt trên thế giới cả một thế kỷ rồi.

- Những xứ sở phong kiến, những quan niệm cổ truyền, những tín lý tôn giáo khắt khe, mù quáng, xem nữ giới như nô lệ, như kẻ ăn người ở vẫn còn đầy dẫy trên các nước Trung Đông, Châu Á, châu Phi và cả Nam Mỹ.

- Báo chí khắp nơi báo động về nạn buôn người tại một số nước trên thễ giới, trong đó có Việt Nam. Xem nữ giới chỉ như món hàng trao đổi, thậm chí, tệ hại hơn, chỉ để giải quyết tình dục cho nam giới.

Tôi nghĩ, thân phận người nữ sao mà thê thảm, đã chín tháng mười ngày âm thầm chịu đựng đau khổ để “sinh ra con người cho nhân loại” lại còn gánh thêm không biết bao nhiêu nghịch cảnh, tai ương, bị phản bội, bị đánh đập, bị trấn bức... từ xã hội và từ con người. Tuy nhiên, nói gì thì nói, phụ nữ họ có những đức tính vượt trội như quán xuyến gia đình, lo cho chồng, cho con, chịu đựng gian khổ, đắng cay; bàn tay và tấm lòng họ tỏa ra sự nhân ái và dịu dàng. Họ là những NGƯỜI MẸ viết hoa vậy. Dường như mọi người đàn ông, mọi người con trai trên đời này, khi đau khổ nhất, thống khổ nhất, đều không réo trời, réo đất, réo Thánh Thần Tiên Phật mà họ đều kêu lên hai tiếng “ Mẹ ơi!”

Cuối cùng, cho tôi nói thêm mấy điều:

- Hiện tại, trên khắp thế giới, nhất là Đài Loan, Việt Nam - nữ giới xuất gia nhiều hơn nam giới.

- Chăm sóc, phục vụ tại các cơ sở tình thương, từ thiện xã hội, đa phần là bóng dáng các ni cô, các “ma soeur” hoặc là những nữ nhân giàu lòng nhân ái.

- Phật giáo Bắc Tông, Khất Sĩ, nữ giới có giới phẩm tỳ-khưu-ni; riêng Phật giáo các nước Theravāda như Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia, Việt Nam là bị thiệt thòi. Riêng Tích Lan và Ấn Độ thì đã có cải cách, đã có tổ chức nhiều đại giới đàn cho Ni giới.

- Có những người tu học từ thuở còn con gái, cách đây đã trên năm, sáu mươi năm đến bây giờ vẫn chỉ là tu nữ, tuổi già cô quạnh, cô độc, khi đau ốm không có ai chăm sóc thuốc thang, đi tới đi lui lụm cụm, khó khăn, chẳng có ai giúp đỡ vì họ không có giới phẩm để nhận đệ tử học tu! Điều đó không đáng làm cho chúng ta quan tâm, suy nghĩ hay sao?

Cuối cùng, xin dành tặng quyển sách khiêm tốn này đến cho tất thảy “Con gái đức Phật” tại Việt Nam và trên thế giới.


Trân trọng

 

Am Mây Tía - Huyền Không Sơn Thượng

Tỳ-khưu Giới Đức (Sīlaguṇo-bhikkhu)

(bút hiệu Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

 

Nguồn: www.thuvienhoasen.org

Số Trang: 142

 

Lời Người Dịch

Nhân quả là định luật căn bản xuyên suốt quá trình thành trụ hoại diệt của tất cả chúng sinh từ đời này sang đời khác, cho đến vũ trụ, vạn vật cũng không phải tuần hành, biến dịch một cách ngẫu nhiên, vô lí, mà luôn tuân theo định luật nhân quả. 

Định luật này không do một đấng thần linh nào, xã hội nào đặt ra cả, mà là luật tự nhiên, âm thầm, lặng lẽ, nhưng luôn đúng đắn, chính xác, hiệu quả vô cùng.

Do đó, không phải một cách ngẫu nhiên mà đức Từ phụ Thích-ca Mâu-ni lại dạy về luật nhân quả trong hầu hết các kinh điển, và mỗi lời dạy của Ngài đều hàm chứa vô số ý nghĩa, song cũng không ngoài mục làm cho tất cả chúng sinh đều nhận ra được mối quan hệ giữa nhân duyên đời trước và quả báo đời sau của mình. Bởi một khi đã nhận hiểu được mối quan hệ đó, thì dù chúng ta làm việc gì, nói lời gì, cũng đều sẽ phải nghĩ đến kết quả tốt hay xấu mà nó mang lại. Như vậy sẽ tuyệt đối không có sự làm liều, nói ẩu, để rồi phải chịu hậu quả đau khổ trong hiện tại và tương lai. 

Điều này các bạn sẽ lần lượt thấy rõ qua những câu chuyện trong tập sách nhỏ này. Ví dụ như qua câu chuyện mở đầu Tì-kheo ni Kim Sắc, hoặc quả báo kinh người của những Cá voi lớn, Quỉ đói lõa thể, Quỉ đói hình cục thịt tròn... Những câu chuyện này là tiếng đại hồng chung giữa đêm thanh vắng, cảnh tỉnh lữ khách trên đường đời để họ biết quay về nẻo chính, nương tựa Phật-đà, tu tập ba nghiệp thanh tịnh.

Mặt khác, những câu chuyện về nhân quả do chính kim khẩu đức Như Lai nói ra đã phá tan đi những tư tưởng sai lệch về nhân quả Phật giáo, trả lời thấu triệt cho những câu hỏi, những vướng mắc đã, đang và sẽ xuất hiện trong tâm thức của vô số những chúng sinh còn đang mê muội. 

Chúng ta thường nghe nhiều người đặt câu hỏi: “Tại sao có những người tốt, làm lành mà bị bệnh khổ hành hạ, nghèo khổ, làm quần quật nhưng cơm không đủ ăn, áo không đủ ấm, gian truân suốt đời... Trong khi đó nhiều người xấu ác mà mỗi ngày đều được ăn sơn hào hải vị, hưởng thọ dục lạc đầy đủ, sự nghiệp ngày càng phát triển, tiền vô như nước, thân thể khỏe mạnh... Hình như luật nhân quả báo ứng không đến với những người này!” Do có những tư tưởng sai lệch, mâu thuẫn như vậy, cho nên họ sinh ra nghi ngờ, không có niềm tin, đôi khi lại hủy báng luật nhân quả.

Thật may mắn, những câu chuyện này sẽ thay chúng ta giải thích hết sức tỉ mỉ và rõ ràng; sẽ cho chúng ta thấy rằng tiến trình nhân quả có khi nhanh, khi chậm, chứ không phải lúc nào cũng đồng thời, tức khắc. Có những nhân dẫn đến quả ngay (hiện báo), song cũng có những nhân từ đời này, đến đời sau mới hình thành quả (sinh báo), hoặc có những nhân đã tạo thành nhưng phải qua nhiều đời sau mới nhận lãnh quả (hậu báo). Nhưng cho dù quả báo đến sớm hay đến muộn, chúng ta đều không thể trốn tránh được. Người xưa nói: “Thiện ác đáo đầu chung hữu báo, chỉ tranh lai tảo dữ lai trì.” (Việc lành hay việc dữ đều có quả báo, chỉ khác nhau là đến sớm hay đến muộn mà thôi.) 

Trong kinh Niết-bàn cũng có dạy: “Thiện ác chi báo như ảnh tùy hình; tam thế nhân quả tuần hoàn bất thất.” (Quả báo lành, dữ như bóng theo hình, nhân quả trong ba đời xoay vần không mất).

Đã biết nhân quả theo nhau như bóng với hình, nên kể từ đây chúng ta hãy phát tâm dũng mãnh làm mới lại mình, sám hối, ăn năn những sai lầm đã phạm trước kia. Bên cạnh đó, hãy tận dụng mọi cơ hội có thể để tích đức tu thiện, làm mọi việc lành và hồi hướng công đức về đạo Bồ-đề, về con đường giải thoát. Được như vậy thì hiện nay được an vui, hạnh phúc, mà tương lai còn được giải thoát khỏi sáu nẻo luân hồi.

Trong quá trình phiên dịch, tôi nhận thấy có một số danh từ Phật học rất khó dịch sang tiếng Việt cho trọn nghĩa, do đó đành phải giữ nguyên từ Hán Việt. Suy ta ra người, trước kia khi còn tại gia, mỗi khi đọc kinh sách gặp những danh từ Phật học mà dịch giả không chú thích, tôi thấy rất khó hiểu nhưng không biết hỏi ai, mà tra cứu thì không có thời gian cũng như phương tiện. Vì thế, trong khi phiên dịch sách này, có những danh từ Phật học nào tôi đều cố gắng chú thích bên dưới. Mặc dù biết rằng đây không phải là loại sách nghiên cứu, nhưng tôi quan niệm rằng những lời do chính kim khẩu của đức Như Lai nói ra bao giờ cũng hướng dẫn mọi người đến sự hiền thiện, làm thanh tịnh ba nghiệp, làm thăng hoa cuộc sống, thậm chí là được giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, nối gót chư vị Bồ Tát, bước lên quả vị Phật, nên sự trình bày, giảng giải cũng không thể kém phần cẩn trọng. Với tâm nguyện đau đáu: “Xin làm những việc nhỏ bé nhất với tâm lượng rộng lớn nhất”, tôi hy vọng các bạn sẽ cảm nhận được tấm lòng rộng mở của tôi qua tập sách nhỏ này. 

Sau cùng, ngưỡng nguyện hồng ân Tam bảo từ bi gia hộ cho tất cả các bạn đều được thân tâm an lạc, cuộc sống hạnh phúc, và nhất là sẽ nhận hiểu được định luật nhân quả qua tập sách này. 

Nguyện đem tất cả công đức hồi hướng về toàn thể pháp giới chúng sinh. Nguyện cho tất cả đều được an lành trong giáo pháp giải thoát của đức Như Lai!

Nam mô A-di-đà Phật!

Sài Gòn, mùa Vu Lan 2008

Đạo Quang cẩn chí

Nguyên Bản: Teaching of Tibetan Yoga 

Số Trang: 153

 

Nguyên tác: Tạng Ngữ Tác giả: Tilopa, Garmapa Rangjang Dorje, Lạt-ma Kong Ka và Lạt-ma Drashi Namjhal 

Sưu tập và dịch qua Anh ngữ: Garma C. C. Chang 

Nhà xuất bản: Carol Publishing Group, 1993, New York, USA 

Dịch giả Việt ngữ: Đỗ Đình Đồng 

Hiệu đính và trình bày: Vô Huệ Nguyên 

© 2014 Viet Nalanda Foundation (Bản Việt ngữ) ISBN 978-1-937175-07-8 

 

Mục Lục 
 

Lời Người Dịch 

Lời Nói Đầu của Garma C. C. Chang 

PHẦN I. GIÁO LÝ ĐẠI THỦ ẤN 

Bài Ca Đại Thủ Ấn của Tilopa 

Lời Nguyện Đại Thủ Ấn của Garmapa Rangjang Dorje  

Những Điều Cốt Yếu của Pháp Tu Đại Thủ Ấn của Lạt-ma Kong Ka 

PHẦN I I. TÓM LƯỢC NHẬP MÔN SÁU YOGA CỦA NAROPA 

Tóm Lược Nhập Môn Con Đường Thậm Thâm Sáu Yoga của Naropa, của Lạt-ma Drashi Namjhal

Thuật Ngữ 

 

Lời Người Dịch

 

Tập sách nhỏ “Du-già Tây Tạng, Giáo Lý và Tu Tập” này được dịch từ bản văn tiếng Anh có nhan đề là “Teachings of Tibetan Yoga” do Giáo sư Garma C. C. Chang – giảng sư của Tu viện Kong Ka ở miền Đông Tây Tạng khoảng trước năm 1950 – biên dịch từ Hoa ngữ, do nhà xuất bản Carol Publishing Group ấn hành năm 1993 tại New York, Hoa Kỳ. 

Tuyển tập này vốn từ các nguyên tác của Phật giáo Mật tông Tây Tạng theo Truyền thừa Kagyu (Khẩu truyền). Sách gồm những pháp môn mà Milarepa, Đại Hành Giả Du-già Tây Tạng, đã được mật truyền từ Đạo sư của Ngài, Dịch giả Marpa, tu tập nhiều năm trong cô tịch, thành tựu viên mãn, và cứu độ gia trì rất nhiều chúng sinh. Những pháp môn đó là Đại Thủ Ấn (Mahamudra) và Sáu Yoga của Naropa, phát nguồn từ các Tổ sư Mật giáo Ấn độ là Tilopa và Naropa. Ngày nay, hai pháp môn này được các Đạo sư Tây Tạng hành trì, chỉ dạy nhiều người học và tu tập, cũng như nhiều học giả và hành giả phương Tây nghiên cứu, tu tập, truyền bá nhiều nơi trên thế giới, tiêu biểu là Ấn độ, Anh quốc và Hoa kỳ, v.v…

 

Những gì được ghi lại trong tập sách nhỏ này là những chỉ dẫn cốt lõi để thực hành nên rất trực tiếp, rõ ràng và cô đọng cho những ai muốn có một kiến thức căn bản vững chắc, một cẩm nang để tu tập từng bước một theo trình tự cần thiết như những chỉ dẫn ban cho. Tuy nhiên, như chính các tác giả của các chỉ dẫn trong sách này đã nói rõ, những ai muốn theo đó tu tập, trước hết, cần phải có một Đạo sư đầy đủ đạo hạnh khai thị và hướng dẫn. Điều này cực kỳ quan trọng vì nếu không có Đạo sư đích thực hướng dẫn, chắc chắn hành giả sơ cơ rất dễ bị lạc đường và nhất là có thể bị “tẩu hỏa nhập ma,” tức là khi chưa kiểm soát được luồng “hỏa hầu” trong khi luyện tập Yoga Dumo [Tumo] hay Yoga Nội Nhiệt – Yoga quan trọng nhất trong Sáu Yoga của Naropa. Đây là điều tối nguy hiểm nếu không có Đạo sư đủ tài năng và phẩm hạnh đi kèm. Ngay cả pháp môn Đại Thủ Ấn không hàm chứa nguy cơ như Sáu Yoga của Naropa, nhưng hành giả sơ cơ cũng rất cần có Đạo sư đầy đủ phẩm hạnh chỉ điểm và hướng dẫn, vì trong pháp môn này, hành giả bước đầu, ít nhất, phải thoáng thấy được Tâm-Yếu của mình để làm căn bản khởi tu và để tránh những sai lạc có thể xảy ra trên đường tu sau này. Vì vậy, nói chung, một Đạo sư đầy đủ phẩm hạnh là điều kiện tiên quyết trong tu tập Phật giáo Mật tông Tây Tạng.

 

Ở đây người dịch tiếng Việt của tập sách này hoàn toàn đồng ý với Giáo sư Garma C. C. Chang, dịch giả của bản tiếng Anh, khi ông viết những lời sau đây trong “Lời Nói Đầu” của ông cho tập sách này:

 

“Dịch giả từ chối tất cả mọi trách nhiệm đối với những độc giả có thể liều lĩnh thực nghiệm Sáu Yoga này. Chỉ đọc các bản văn này không bao giờ có thể thay thế một vị Đạo sư sống thực mà từ ông một người cầu tìm Bồ-đề trước tiên phải nhận sự khai thị và chỉ dẫn trước khi họ có thể bắt đầu tu tập thực sự. Đối với những học viên nghiêm túc, tập sách này phục vụ không gì khác hơn là một nguồn tài liệu tham khảo, một dấu hiệu chỉ hướng đến đường Đạo.”

 

Đặc biệt cảm ơn dịch giả Vô Huệ Nguyên đã bỏ thời giờ, công sức và trí tuệ vào việc làm khó nhọc hiệu đính bản dịch này. Dù đã cố gắng nhiều nhưng chắc vẫn còn sai sót, mong các bậc cao minh rộng lượng, chỉ bảo cho. 

Đa tạ. 

Đỗ Đình Đồng 

Frederick, Xuân 2014 

 

Nguồn: www.quangduc.com

Số Trang: 231

 

Lời Mở Đầu

 

Kính bạch: Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni. Con pháp danh là DiệuÂmDiệuNgộ. Nhờ Phật pháp cao siêu nhiệm màu, nhờ Chư Phật gia hộ, nên con đã niệm Phật được nhất tâm tam muội. Nhờ ơn trên đặt để cho con chứng kiến được những chuyện luân hồi. Nhờ trải qua nhiều sóng gió thăng trầm đau khổ của thế gian nên con đã hiểu thấu đời là vô thường, làm kiếp chúng sanh quá đau khổ.

 

Nhờ Chư Phật gia hộ, duyên lành đưa đẩy, nay con có cơ hội được tỏ bày tâm nguyện. Tuy biết rõ khả năng con chưa đủ để viết văn hay làm kệ, chỉ vì bẩm tánh con thích khoe khoang và nhiều chuyện, nếu như con biết được một chút kinh nghiệm gì mà không được khoe với đại chúng, con sẽ cảm thấy có lỗi với lương tâm. Nên ở đây con xin viết một chút còn hơn không. Mục đích chính của cuốn sách này là con muốn khoe với tất cả mọi người: Phật pháp là cao siêu nhiệm màu, lời Phật dạy là vạn lần chân thật.


MỤC LỤC

 

Cảm tạ ân đức
1. Lời mở đầu

2. Cảm tạ ân đức

3. Nguyên do nào khiến tôi niệm Phật

4. Ý nghĩa tu hành

5. Ý nghĩa bí mật của câu A Di Đà

6. Muốn được nhất tâm không tu xen tạp

7. Niệm Phật cách nào để được nhất tâm

8. Phát tâm bồ đề

9. Những dấu hiệu trước khi được nhất tâm

10. Những dấu hiệu khi được nhất tâm

11. Biến chuyển sau khi được nhất tâm

12. Giải tỏa ba nghi vấn

13. Cảnh giới nội tâm

14. Đánh đuổi tâm ma

15. Không niệm

16. Ý nghĩa Diệu Âm

17. Ý nghĩa câu “Nhất tâm bất loạn”

18. Tại sao người ta lưu lại xá lợi?

19. Niệm Phật đại thừa

20. Đại nguyện thừ mười tám

21. Đạo Phật không phải là tôn giáo

22. Hiểu lầm cúng dường và lễ bái

23. Hiểu lầm hai chữ buông xả

24. Hiểu lầm hai chữ thanh tịnh

25. Ý nghĩa thời gian

26. Niệm Phật không làm mất thời gian sinh hoạt

27. Nuối tiếc

28. Cách niệm Phật chung với con

29. Niệm Phật thế

30. Tự quy y với Phật

31. Bố thí là niềm hạnh phúc vô biên

32. Hiểu lầm trí tuệ Phật

33. Hiểu lầm lòng từ bi của Phật

34. An phận là tự tại

35. Cứu thần thức

36. Cảnh giác

37. Tại sao niệm Phật mà vẫn còn khổ

38. Tại sao không di cư về cõi Phật

39. Hãnh diện cho phụ nữ, thương cho nam giới

40. Buồn cho những chuyện bất công

41. Ý nghĩa ngày giỗ

42. Thương cho người đời mâu thuẫn

43. Muốn cứu con phải dùng tình thương cứng rắn

44. Xóa tan mặc cảm

45. Hy sinh không đúng chỗ

46. Chuyển đau khổ thành bình an

47. Chuyển tuyệt vọng thành hy vọng

48. Giấc mơ như thật

49. Chuột biết trả thù

50. Ba kiếp trong một đời

51. Người bị chết

52. Người chết thành rắn

53. Rắn chết thành người

54. Tiên bị đọa55 Phần kết luận

56. Chư Phật gia hộ

57. Lá thư tâm sự

58. Lời thỉnh cầu

59. Phần tổng kết

60. Tin giờ chót

61. Đúng hay Sai?

62. Lời chân thật

63. Liên Lạc

 

Nguồn: www.dieuamdieungo.com

Số Trang: 135

 

Ringu Tulku

Lời Giới thiệu của Matthieu Ricard
 

Briona Nic Dhiarmada, Maggy Jones, và Corinne Segers hiệu đính

 

Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên 

Sinh năm 1952 tại Tây Tạng, Ringu Tulku từng là một giáo sư Đại học về những vấn đề Tây Tạng trong mười bảy năm và là một giáo sư thỉnh giảng tại Đại Học Naropa ở Boulder, Colorado, Hoa Kỳ, trong năm năm. Ngài là giám đốc của bảy trung tâm thiền định ở Âu Châu, Hoa Kỳ, và Ấn Độ. Ngài đã du hành và giảng dạy rộng rãi ở Âu Châu và Hoa Kỳ.

Mọi điều tôi huyên thuyên nhân danh Giáo Pháp đã được các đệ tử có thị kiến thuần tịnh ghi lại một cách trung thực. Nguyện rằng ít nhất một mẩu nhỏ trí tuệ của các bậc Thầy giác ngộ đã không biết mệt mỏi dạy dỗ, có thể soi chiếu mớ hiểu biết rời rạc của tôi.

Nguyện bản văn này giúp xua tan bóng tối vô minh trong tâm thức của tất cả chúng sinh và dẫn dắt họ tới sự chứng ngộ viên mãn, thoát khỏi mọi sợ hãi.

Số Trang: 285

 

Phật Giáo, Con Đường Đưa Đến Hạnh Phúc
Ni Sư Ayakhema
Việt dịch: 
Chơn Minh Nguyễn Văn Phú
Tịnh Nghiêm Nghiêm Xuân Cường
Diệu Liên Lý Thu Linh

Lời Nói Đầu

 

Ni Sư Ayya Khema sinh ra là người theo Do Thái giáo nhưng lại là người Phật tử khi từ giã cõi đời. Gần cả cuộc đời bà du hành khắp nơi trên thế giới cùng với gia đình, và chỉ trở về Đức vào những năm cuối đời. Một số chuyến phiêu lưu của bà được kể lại trong quyển hồi ký thú vị, I Give You My Life (Quà Tặng Cuộc Đời).

Lần đầu tiên tôi nhìn thấy Ni Sư là trên một phóng sự của đài truyền hình về một cộng đồng Phật giáo ở Uttenbuehl, dưới chân của rặng núi Alps ở phía nam nước Đức. Phóng sự đó gây nhiều xúc động cho tôi và vài năm sau đó tôi rất vui mừng được có thể giúp dịch một trong những số sách của Bà.

Khoảng thời gian đó tôi đã chuyển qua Anh quốc, và đang ở một giai đoạn trong cuộc đời khi tôi cảm thấy rất khó khăn để hành thiền. Đối với tôi, quyển sách này giống như một khóa Phật học cơ bản, dựa trên những bài giảng của Ni Sư Ayya Khema trong những buổi thuyết pháp vào ngày thứ Tư hằng tuần tại Ngôi Nhà Phật (Buddha-Haus) ở Uttenbuehl, và đã xuất bản lần đầu tiên năm 1994. Tôi rất thích các bài giảng này vì chúng được dựa trên các kinh điển truyền thống của đức Phật. Ni Sư Ayya Khema đọc vài kệ từ trong kinh Pháp Cúhay một số kinh, luận ngắn khác, rồi giải thích, giảng rộng ra thêm. Ni Sư rất hoan hỷ giảng giải kinh cho bất cứ ai thích tu thiền và tìm hiểu về Phật giáo. Với sự

hiểu biết, và kinh nghiệm trong việc chuyên tu thiền định của bản thân, Ni Sư Ayya Khema thường giảng về thiền một cách đầy nhiệt tình. Thật vậy, Ni Sư luôn nhấn mạnh đến việc làm thế nào để áp dụng việc hành thiền trong đời sống hằng ngày.

Ni Sư Ayya Khema không hề e dè khi trao đổi với các

‘đồng nghiệp’ Thiên Chúa giáo của mình, so sánh các kinh nghiệm thiền định của Ni Sư với unio mystica (tạm dịch, một huyền bí) của những người như Eckhart (Meister Eckhart), và Ni Sư cũng hướng dẫn các khóa tu thiền trong các tu viện Thiên Chúa giáo.

Chính Dhammaloka, là người đầu tiên đề nghị với nhà xuất bản Windhorse dịch quyển Komm Und Sieh Slebst(Come And See For Yourself), xuất bản lần đầu năm 1994, sang tiếng Anh. Jayachitta bắt đầu công việc dịch thuật, và tôi tiếp tục sau đó. Jinananda sau đó biên tập lại bản dịch và Punyamati tỉ mỉ xem lại bản thảo lần cuối. Xin chân thành cảm ơn mọi sự đóng góp của họ. Portia Howe và những người còn lại trong nhóm ở nhà xuất bản Windhorse Publica- tions, cũng đóng góp nhiều công sức. Nhiều người khác cũng đã góp tay bằng nhiều cách khác nhau, nhất là tăng đoàn (Sanghamitta) ở Ngôi Nhà Phật (Buddha-Haus), Ulrike Har- ris, Asanga, Vassika, Ratnaprabha, Shantiprabha, và người cộng sự của tôi, Martina.

Tôi xin hồi hướng công sức dịch quyển sách này đến tất cả Phật tử ở Tây phương, và mong rằng tất cả mọi độc giả đều đón nhận được một thoáng hào quang ấm áp chiếu soi từ đức Phật.

 

Michael Etzold

Oxford, tháng 12, 2001

Số Trang: 244

 

Bản dịch Việt ngữ của Liên Hoa & Thanh Liên

 NỘI DUNG

- ĐI VÀO CỬA PHÁP
- NHỮNG LỜI DẠY HỮU ÍCH CHO TÂM
- MỤC ĐÍCH CỦA ĐỜI NGƯỜI 
- BỐN PHÁP CỦA GAMPOPA
- NHỮNG GIÁO LÝ VỀ LÒNG BI MẪN VÀ THẦN CHÚ OM MANI PADME HUNG 
- THIỀN ĐỊNH VỀ SỰ VÔ THƯỜNG
- KHÔNG TIN TƯỞNG Ở SỰ VÔ THƯỜNG LÀ DẤU HIỆU CỦA NGHIỆP TIÊU CỰC NẶNG NỀ
- BÀI CA THỐNG THIẾT VỀ SỰ VÔ THƯỜNG 
- NHỮNG CHUẨN BỊ THIẾT YẾU
- BỔN TÔN – SUỐI NGUỒN CỦA NHỮNG THÀNH TỰU
- BA MƯƠI LỜI KHUYÊN TÂM HUYẾT
- HƯỚNG DẪN VÀO THIỀN ĐỊNH SHAMATHA
- THÁI ĐỘ BỒ TÁT: LÀM THẾ NÀO ĐỂ DÂNG HIẾN CUỘC ĐỜI BẠN CHO NGƯỜI KHÁC
- NHỮNG LỢI LẠC CỦA LÒNG KÍNH NGƯỠNG ĐÚNG ĐẮN ĐỐI VỚI MỘT ĐẠO SƯ
- ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ VÀ CÕI TỊNH ĐỘ CỰC LẠC 
- MILAREPA KHAI THỊ VỀ TÂM VÀ CÁCH THỰC HÀNH
- NĂM MƯƠI HAI TRƯỜNG HỢP NHÂN QUẢ
- BÀI GIẢNG NHÂN LỄ GIÁNG SINH
- LỜI KHUYÊN CÁC ĐỆ TỬ CỦA TÔI 
- NHỮNG BÀI KỆ KÍNH LỄ CHƯ PHẬT VÀ BỒ TÁT
- HÀNH TRÌNH ĐI TỚI NÚI MÀU ĐỒNG ĐỎ

Số Trang: 92

 

Dudjom Lingpa

Chỉ Dạy Để Làm Hiển Lộ Rõ Ràng Khuôn Mặt Xưa Nay Như Là Đại Toàn Thiện
Cũng Tức Là Bản Tánh Cố Hữu

Richard Barron dịch từ tiếng Tạng dưới sự hướng dẫn của Chagdud Tulku Rinpoche
Nguyễn An Cư Việt dịch

 

Mở đầu

1. Tánh Không của mọi sự vật
2. Thể Nhập vào Như Huyễn
3. Bảy đặc tính như kim cương của hư không
4. Thể nhập tính cách như mộng của tánh Không
5. Những thần linh và ma quỷ chỉ là sự hóa hiện của tâm thức 6. Thực tại vốn lìa các hình tướng
7. Chuyển sanh tử và niết bàn về cùng một nền tảng
8. Những hình tướng xuất hiện như thế nào
9, Không, Vô tướng, Vô nguyện
10. Tánh Giác và những biểu lộ của nó
11, Lý do thực hành quán tưởng bổn tôn và các cõi tịnh độ 12. Những danh hiệu của thực tại tối hậu
13. Con đường đại Toàn Thiện
14. Phân Biệt Trí và Thức
15. Lời bạt
16.Phân Tích và Phác Họa Cơ Cấu

Số Trang: 159

 

Nội dung:

 

Đây là một trong các nghi quỹ thuộc Mật tông Tây Tạng, được các dịch giả Bùi Xuân Lý và Diệu Hạnh Giao Trinh chuyển dịch sang tiếng Việt, được in kèm theo cả tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Tạng. 

Lễ cúng dường Đức Bổn sư là một pháp môn hành trì chứ không chỉ là một bản kinh tụng. Bản văn bao gồm những lời cầu nguyện sâu xa, hàm súc nhiều ý nghĩa, cũng chính là những đề tài quán tưởng mỗi ngày cho hành giả. 

Số Trang: 358

Tác giả: Pabongka Rinpoche

Dịch giả: Thích Nữ Trí Hải

(Trọn Bộ 2 tập)

 

Mô Tả:

Các đệ tử Ni trưởng Thích nữ Trí Hải có trình cho chúng tôi xem dịch phẩm Giải thoát trong lòng tay do Ni trưởng chuyển dịch.

 

Dịch phẩm là một công trình lớn, chuyển tải nhiều quan điểm và phương pháp thực nghiệm sâu sắc của truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Tác giả là ngài Pabongka Rinpoche, một vị Lama thuộc phái Hoàng mạo, có kiến thức uyên bác và kinh nghiệm thực hành sâu sắc. Điểm đặc biệt của ngài Pabongka Rinpoche là, trong những bài thuyết giảng của mình, Ngài luôn luôn đặt trọng tâm vào việc thực hành bằng cách chỉ rõ những cách thức đơn giản và cụ thể nhất để mọi người có thể ứng dụng các pháp môn tu tập của đạo Phật. Dịch phẩm này đã được dịch giả rà soát lại rất kỹ trước ngày về hầu Phật tổ, chắc chắn sẽ giới thiệu nhiều nội dung sâu sắc của truyền thống Phật giáo Tây Tạng, rất lợi lạc và bổ ích cho những ai trân trọng con đường tâm linh.
 

Cảm niệm thâm ân của Thầy mình, các đệ tử của Ni trưởng đã nỗ lực xem lại bản thảo của dịch phẩm và mong muốn được ấn hành; một mặt để cúng dường Tam bảo, mặt khác để giới thiệu một công trình Phật pháp, làm lợi ích cho nhiều người. Đây là việc làm rất có ý nghĩa của người con Phật.
 

Chúng tôi có lời tán thán các đệ tử Ni trưởng Thích nữ Trí Hải và trân trọng giới thiệu công trình dịch thuật này.
 

Thiền viện Vạn Hạnh.
 

Mùa an cư PL. 2549 

Tỷ-kheo THÍCH MINH CHÂU Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam

Số Trang: 231

Tác giả: Pabongka Rinpoche

Dịch giả: Thích Nữ Trí Hải

(Trọn Bộ 2 tập)

 

Mô Tả:

Các đệ tử Ni trưởng Thích nữ Trí Hải có trình cho chúng tôi xem dịch phẩm Giải thoát trong lòng tay do Ni trưởng chuyển dịch.

 

Dịch phẩm là một công trình lớn, chuyển tải nhiều quan điểm và phương pháp thực nghiệm sâu sắc của truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Tác giả là ngài Pabongka Rinpoche, một vị Lama thuộc phái Hoàng mạo, có kiến thức uyên bác và kinh nghiệm thực hành sâu sắc. Điểm đặc biệt của ngài Pabongka Rinpoche là, trong những bài thuyết giảng của mình, Ngài luôn luôn đặt trọng tâm vào việc thực hành bằng cách chỉ rõ những cách thức đơn giản và cụ thể nhất để mọi người có thể ứng dụng các pháp môn tu tập của đạo Phật. Dịch phẩm này đã được dịch giả rà soát lại rất kỹ trước ngày về hầu Phật tổ, chắc chắn sẽ giới thiệu nhiều nội dung sâu sắc của truyền thống Phật giáo Tây Tạng, rất lợi lạc và bổ ích cho những ai trân trọng con đường tâm linh.
 

Cảm niệm thâm ân của Thầy mình, các đệ tử của Ni trưởng đã nỗ lực xem lại bản thảo của dịch phẩm và mong muốn được ấn hành; một mặt để cúng dường Tam bảo, mặt khác để giới thiệu một công trình Phật pháp, làm lợi ích cho nhiều người. Đây là việc làm rất có ý nghĩa của người con Phật.
 

Chúng tôi có lời tán thán các đệ tử Ni trưởng Thích nữ Trí Hải và trân trọng giới thiệu công trình dịch thuật này.
 

Thiền viện Vạn Hạnh.
 

Mùa an cư PL. 2549 

Tỷ-kheo THÍCH MINH CHÂU Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam

Số Trang: 576

 

Lời Tựa Từ Chủ Biên Của Bản Dịch Anh Ngữ


Cuốn sách này là tập đầu tiên của bộ sách gồm ba tập trình bày toàn bộ bản dịch Đại Luận về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ (Byang chub lam rim che ba). Tập đầu tiên trình bày tất cả những thực hành sơ khởi để phát triển tâm Bồ-đề (bodhichitta, byang chub kyi sems). Những tập kế tiếp tập trung vào động lực và sự thực hành của Bồ-tát, và tập cuối cùng là một trình bày chi tiết về định (śamatha, zhignas) và tuệ (Vipassanā, lhag mthong). 

Công việc dịch thuật này được thực hiện với sự bảo trợ của Trung Tâm Học Tập Phật Giáo Tây Tạng (TTHTPGTT). Trung tâm này được Geshe Ngawang Wangyal đã quá cố thành lập năm 1958 tại Washington, New Jersey. Geshela là người đi tiên phong trong việc giảng dạy Phật giáo Tây Tạng tại xứ sở này và đã dạy rộng rãi các giáo pháp của mọi truyền thống Tây Tạng, kể cả nhiều trình bày ngắn về Giai Trình Của Đạo Pháp (lam rim) do Tsongkhapa viết. Một số những trình bày này đã được xuất bản trước khi Geshela viên tịch vào năm 1983. Trình bày giáo pháp lam rim như là con đường có trình tự để dẫn tới giác ngộ cũng đã trở thành một trong những đề tài học tập cốt lõi tại TTHTPGTT cũng như tại nhiều trung tâm Phật giáo Tây Tạng khác trên khắp thế giới. Đối với những người bận rộn trong xã hội ngày nay như quý vị, tài liệu về Giai Trình Của Đạo Pháp trình bày một hình ảnh ngắn gọn, dễ nắm bắt về con đường Phật học.

Số Trang: 273

 

Lời Tựa Từ Chủ Biên Của Bản Dịch Anh Ngữ


Cuốn sách này là tập đầu tiên của bộ sách gồm ba tập trình bày toàn bộ bản dịch Đại Luận về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ (Byang chub lam rim che ba). Tập đầu tiên trình bày tất cả những thực hành sơ khởi để phát triển tâm Bồ-đề (bodhichitta, byang chub kyi sems). Những tập kế tiếp tập trung vào động lực và sự thực hành của Bồ-tát, và tập cuối cùng là một trình bày chi tiết về định (śamatha, zhignas) và tuệ (Vipassanā, lhag mthong). 

Công việc dịch thuật này được thực hiện với sự bảo trợ của Trung Tâm Học Tập Phật Giáo Tây Tạng (TTHTPGTT). Trung tâm này được Geshe Ngawang Wangyal đã quá cố thành lập năm 1958 tại Washington, New Jersey. Geshela là người đi tiên phong trong việc giảng dạy Phật giáo Tây Tạng tại xứ sở này và đã dạy rộng rãi các giáo pháp của mọi truyền thống Tây Tạng, kể cả nhiều trình bày ngắn về Giai Trình Của Đạo Pháp (lam rim) do Tsongkhapa viết. Một số những trình bày này đã được xuất bản trước khi Geshela viên tịch vào năm 1983. Trình bày giáo pháp lam rim như là con đường có trình tự để dẫn tới giác ngộ cũng đã trở thành một trong những đề tài học tập cốt lõi tại TTHTPGTT cũng như tại nhiều trung tâm Phật giáo Tây Tạng khác trên khắp thế giới. Đối với những người bận rộn trong xã hội ngày nay như quý vị, tài liệu về Giai Trình Của Đạo Pháp trình bày một hình ảnh ngắn gọn, dễ nắm bắt về con đường Phật học.

Số Trang: 617

 

Lời Tựa Từ Chủ Biên Của Bản Dịch Anh Ngữ


Cuốn sách này là tập đầu tiên của bộ sách gồm ba tập trình bày toàn bộ bản dịch Đại Luận về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ (Byang chub lam rim che ba). Tập đầu tiên trình bày tất cả những thực hành sơ khởi để phát triển tâm Bồ-đề (bodhichitta, byang chub kyi sems). Những tập kế tiếp tập trung vào động lực và sự thực hành của Bồ-tát, và tập cuối cùng là một trình bày chi tiết về định (śamatha, zhignas) và tuệ (Vipassanā, lhag mthong). 

Công việc dịch thuật này được thực hiện với sự bảo trợ của Trung Tâm Học Tập Phật Giáo Tây Tạng (TTHTPGTT). Trung tâm này được Geshe Ngawang Wangyal đã quá cố thành lập năm 1958 tại Washington, New Jersey. Geshela là người đi tiên phong trong việc giảng dạy Phật giáo Tây Tạng tại xứ sở này và đã dạy rộng rãi các giáo pháp của mọi truyền thống Tây Tạng, kể cả nhiều trình bày ngắn về Giai Trình Của Đạo Pháp (lam rim) do Tsongkhapa viết. Một số những trình bày này đã được xuất bản trước khi Geshela viên tịch vào năm 1983. Trình bày giáo pháp lam rim như là con đường có trình tự để dẫn tới giác ngộ cũng đã trở thành một trong những đề tài học tập cốt lõi tại TTHTPGTT cũng như tại nhiều trung tâm Phật giáo Tây Tạng khác trên khắp thế giới. Đối với những người bận rộn trong xã hội ngày nay như quý vị, tài liệu về Giai Trình Của Đạo Pháp trình bày một hình ảnh ngắn gọn, dễ nắm bắt về con đường Phật học.

Nguyên Bản: Treasures of the Sakya Lineage

Số Trang: 126

 

Nguồn: www.prajnaupadesa.net

Please reload

Sách

Hướng dẫn cách lưu lại Sách bằng file PDF vĩnh viễn trong iPhone của bạn để xem thuận tiện tại lần sau.

 

1. Bấm và chọn một sách ở dưới để mở.

1a. Nếu bạn đến từ facebook, bấm vào ba chấm chiều dọc và chọn "Mở bằng Safari".
2. Sau khi sách mở ra xem, bấm vào bất cứ chỗ nào trên đó và ở phía bên phải "
Mở Trong" sẽ hiện lên và bấm vào nó.
3. Bấm và chọn (
Sao chép đến iBooks).
5. Nó hoàn thành. Bây giờ nó sẽ được lưu vào iBooks APP của bạn. Tất cả iPhone có iBooks APP, có lẽ chúng tôi ít khi hoặc không bao giờ sử dụng nó để biết nó ở đó.
6. Bây giờ, nhấn nút Home trên iPhone của bạn và tìm kiếm các iBooks APP. Khi bạn tìm thấy nó, mở nó và bạn sẽ thấy Sách mới bạn vừa lưu trong iBooks kệ sách của bạn.

 

Với phương pháp này bạn không cần mạng Internet để xem Sách nào sau này khi bạn đã lưu nó vào iBooks APP một lần. Nó sẽ được lưu vào điện thoại của bạn vĩnh viễn và bạn thể xem những sách nào bằng file PDF từ bất cứ trang web nào với một cách thuận tiện của bạn bằng cách chỉ cần đi vào iBooks APP của bạn bất cứ khi nào bạn muốn lần sau.

 

Nếu mạng yếu, bạn có thể phải chờ một vài phút cho Sách xuất hiện.

bottom of page