Nghi Thức Sám Lễ Hồng Danh 35 Vị Sám Phật
Bài Sám Nguyện (Sám Hối)
Phát Nguyện:
Chúng sinh vốn là cội nguồn của niềm an lạc hiện tiền và vĩnh viễn trong khắp các thời quá khứ, hiện tại và tương lai, bao gồm tất cả mọi thành tựu trong Phật đạo, giải thoát luân hồi và chánh đẳng giác. Mục tiêu đời sống tôi là giải thoát vô lượng chúng sinh ra khỏi biển khổ luân hồi, thoát hết gốc rễ của khổ đau, là nghiệp và phiền não. Để thực hiện mục tiêu này, tôi phải đạt giác ngộ viên mãn. Vì vậy mà cần thành tựu Phật đạo; vì vậy mà cần thanh tịnh nghiệp chướng.
Nếu lỡ sinh vào địa ngục, khổ đau sẽ rất khó khăn. Mỗi đốm cháy nhỏ nhoi trên thân thể đều sánh bằng trăm vạn lần sức cháy của toàn bộ thế giới hệ này. Nóng bỏng đến nỗi chỉ chịu trong chốc lát đã như phải chịu vô vàn đại kiếp khổ đau. Từ vô thủy sinh tử, tôi đã từng tạo vô số nghiệp sinh địa ngục, vì đã từng vô số lần phạm mười ác nghiệp; đã từng vô số lần phá phạm giới ba la đề mật đa [pratimoksha], phá phạm bồ tát giới, pháp phạm mật giới, và cũng đã từng vô số lần phạm lỗi đối với đấng đạo sư thiện tri thức, kể cả nghiệp xâm phạm thân ngữ ý mầu nhiệm của thầy, hại thân thể thầy, không nghe lời thầy dạy, làm phiền lòng thầy, đối với thầy thiếu tôn kính, sinh lòng dị giáo sân hận, làm trở ngại cho đường tu giác ngộ và tạo khổ não lớn lao nhất.
Mỗi nghiệp như vậy có bốn quả khổ đau: quả sinh ác đạo, quả sinh môi trường sống khi trở lại làm người, quả sinh kinh nghiệm tương tự, và tệ hại nhất là quả sinh hành động tương tự, nghĩa là sẽ có thói quen lặp đi lặp lại cùng một ác nghiệp đã làm, do đó cứ phải trở đi trở lại chịu mãi bốn quả khổ đau. Cứ như vậy mà lưu lạc mãi trong luân hồi.
Không những vậy, nghiệp còn tự tăng trưởng nên việc ác bé nhỏ có thể đưa đến quả khổ lớn lao. Nghiệp lại không mất đi, nên ác nghiệp đã phạm thì nhất định sẽ phải trổ quả, bất kể phải đợi bao nhiêu lâu, cho đến khi nghiệp được thanh tịnh. Vậy từ một ác nghiệp đã làm, tôi cứ phải chịu quả hoài hoài, trên hàng trăm kiếp tái sinh. Đã biết vậy rồi, làm sao tôi có thể sống mà không cố gắng thanh tịnh nghiêp chướng để vất đi mớ nghiệp dữ, như cố gắng loại trừ chất độc chết người đang ngấm trong thân mình?
Không những là như vậy, đời sống này lại không bền lâu, tôi nhất định sẽ phải chết. Cái chết có thể đến hôm nay, hay bất cứ lúc nào. Cho nên tôi phải sám hối thanh tịnh tất cả mọi ác nghiệp liền ngay bây giờ. Đó là lý do ngay bây giờ tôi xin hành trì công phu sám hồng danh, và hành trì như vậy là để bản thân có được khả năng mang lại bình an lợi lại cho tất cả chúng sinh.
Từ bài văn bản gốc của Hồng Như.
Quán Tưởng trước thời Sám Hồng Danh
Quán tưởng ở không gian trước mặt là vị thầy bổn sư của quí vị, mang sắc tướng của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Giữa tim Phật là đức Thiên Thủ Quan Thế Âm [ngàn tay]. Giữa tim đức Thiên Thủ Quan Thế Âm là linh tự HRIH, và từ linh tự này phóng ra từng luồng ánh sáng lớn, tạo thành sáu hàng nơi không gian phía dưới. Cuối mỗi luồng ánh sáng là một pháp tòa kết bằng ngọc báu, được voi lớn đội lên. Trên mỗi pháp tòa là một đức Phật.
Hàng thứ nhất có sáu đức Phật xanh dương, hiện tướng Phật Bất Động, ngoại trừ đức Phật thứ ba là đức Long Tôn Vương Phật, thân xanh dương, đầu trắng. Hàng thứ hai có bảy đức Phật màu trắng, hiện tướng Phật Đại Nhật. Hàng thứ ba có bảy đức Phật, màu vàng, hiện tướng Phật Bảo Sinh. Hàng thứ tư có bảy đức Phật màu đỏ, hiện tướng Phật A Di Đà. Hàng thứ năm có bảy đức Phật màu lá, hiện tướng Phật Bất Không Thành Tựu. Đây là ba mươi lăm đức Phật trong pháp Sám Hồng Danh. Mỗi đức Phật đều ngồi kiết già đúng theo dòng Thiền Phật của từng vị. Hàng cuối cùng là bảy đức Phật Dược Sư.
Chúng ta hãy nghĩ rằng mỗi đức Phật nói trên đều là hiện thân của Phật Pháp Tăng mười phương ba thời, cùng tất cả mọi biểu tượng thân ngữ ý của Phật, tượng, tháp kinh, rằng chư vị là hiện thân của tất cả mọi thánh vật, tinh túy nằm ở đấng Đạo Sư. Khởi lòng tin trọn vẹn rằng mỗi vị đều có khả năng thanh tịnh tất cả mọi tội chướng và tập chướng mà bản thân chúng ta đã phạm từ vô thủy sinh tử.
Bây giờ chúng ta hãy tưởng tượng từ thân mình hiện thành vô lượng thân người, khi lạy Phật, tất cả cùng lạy theo, khắp mọi phương mọi hướng, phủ đầy kín từng vi trần trên mặt đất.
Bây giờ tụng minh chú tăng trưởng, qui y và Sám Hồng Danh ở trang kế tiếp, trong khi lạy, miệng niệm hồng danh càng nhiều lần càng tốt. Năng lực thanh tịnh hóa nằm ở hồng danh từng vị Phật, vì vậy niệm nhiều hay ít, kết quả sẽ khác nhau. Ngay cả khi lạy theo băng thâu âm, cũng nên tự mình niệm theo càng nhiều lần càng tốt. Có thể đọc câu phát nguyện ba lần, lạy mỗi vị Phật một lần, hay là lạy mỗi vị Phật ba lần, đọc câu phát nguyện một lần. Sau đó, niệm hồng danh đức Phật Dược Sư. Tiếp theo nếu có thời gian có thể tụng thêm Minh Chú Kim Cang Bách Tự Chú. Sau đó trở lại tụng tiếp bài sám hối và Sám Nguyện.
[Bất Động Phật] [Bảo Sinh Phật] [Đại Nhật Phật] [A Di Đà Phật] [Bất Không Thành Tựu Phật]
Sám Hồng Danh Đảnh lễ 35 vị Phật
Chú Tăng Trưởng Công Đức:
OM SAMBHARA SAMBHARA BIMANA SARA MAHA JAVA HUM
OM SMARA SMARA BIMANA SKARA MAHA JAVA HUM (7x)
OM NAMO MANJUSHRIYE / NAMAH SUSHRIYE / NAMA
UTTAMA SHRIYE SVAHA (3x)
CHOM DÄN DÄ / DE ZHIN SHEG PA / DRA CHOM PA / YANG DAG PAR / DZOG PÄI SANG GYÄ / RIN CHHEN GYÄL TSHÄN LA CHHAG TSHÄL LO (7x)
OM NAMO BHAGAVATE RATNA KETU RAJAYA /
TATHAGATAYA / ARHATE SAMYAK SAMBUDDHAYA /
TADYATHA / OM RATNE RATNE MAHA RATNE RATNA BIJA
YE SVAHA (7x)
Phiên Âm Việt:
Ốm, Săm Bà Ra, Sam Ba Ra, Bì Man Na, Sa Ra, Ma Ha, Tra Va, Hùng,
Ốm, sờMa Ra, sờMa Ra, Bì Man Na, sờKa Ra, Ma Ha, Tra Va, Hùng. (7 lần)
Ốm, Nam Mô, Màn Tru Suy Dề / Nàm Ma, Sù Suy Dề / Nam Ma,
Ù Tha Ma, Suy Dề, Sô Ha (3 lần)
Trâm Đìn Đê / Đê Gìn Sêch Pà / Trà Trâm Pà / Dăng Đắc Pờ / Sốc Pầy Xăng Ghê / Rin Trênh Treo Trênh La
Trắc Seo Lô (7 lần)
Ốm, Nam Mô, Ba Ga Vá Tề, Rat Na, Kệ Tu, Rà Cha Dà /
Thát Thà Ga Tà Dà / Oa Há Tề, Săm Dắt, Săm Bu Đà Dà /
Thát Da Tha / Ốm, Rat Nê, Rat Nê, Ma Ha, Rat Nê, Rat Na, Bi Tra,
Dề, Sô Hà (7 lần)
Qui Y:
Tán Dương Hồng Danh Sám Pháp! Đệ tử pháp danh (xưng danh) nguyện kiếp này và mọi kiếp sau đều luôn qui y đấng Đạo Sư; Quy y Phật; Qui y Pháp; Qui y Tăng. (3x)
Đảnh lễ Thất Phật Dược Sư:
Theo lời khuyên của Lama Zopa Rinpoche, hồng danh bảy đức Phật Dược Sư được kèm theo đây để tiện cho Phật tử tụng niệm đảnh lễ.
-
Kính lạy đức Thế tôn, Như lai, ứng cúng, Chánh biến tri Thiện Danh Xưng Cát Tường Vương Phật
-
Kính lạy đức Thế tôn, Như lai, ứng cúng, Chánh biến tri Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Phật
-
Kính lạy đức Thế tôn, Như lai, ứng cúng, Chánh biến tri Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Phật
-
Kính lạy đức Thế tôn, Như lai, ứng cúng, Chánh biến tri Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Phật
-
Kính lạy đức Thế tôn, Như lai, ứng cúng, Chánh biến tri Pháp Hải Lôi Âm Phật
-
Kính lạy đức Thế tôn, Như lai, ứng cúng, Chánh biến tri Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Phật
-
Kính lạy đức Thế tôn, Như lai, ứng cúng, Chánh biến tri Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.
Đồng đẳng như vậy, / chư Phật thế tôn / khắp mọi quốc độ / thường trú ở đời. / Nguyện xin các ngài / thương tưởng cho con, / để con sám hối / mọi thứ tội lỗi.
Là trong đời này / hoặc từ đời trước, / vô thủy sinh tử / cho đến ngày nay,/bao nhiêu tội lỗi / con đã làm ra, / bằng cách tự làm / hoặc bảo người làm / hoặc thấy người làm / mà lòng mừng theo; của Tháp của Tăng / của Tăng bốn phương / mà con tự lấy / con bảo người lấy / con thấy người lấy / mà lòng mừng theo; / năm tội vô gián / mà con tự làm / con bảo người làm / con thấy người làm / mà lòng mừng theo; mười thứ ác nghiệp / mà con tự làm / con bảo người làm / con thấy người làm / mà lòng mừng theo; / bao nhiêu tội lỗi / con làm trên đây / hoặc là che dấu / hoặc không che dấu, / hoặc đáng sa đọa / vào trong địa ngục / ngạ quỉ súc sinh / các đường dữ khác, / cùng với các xứ / biên địa man dã, / hoặc đáng sinh vào / cõi trời trường thọ; / hoặc thiếu giác quan / hoặc vướng tà kiến / hoặc không hoan hỉ / khi Phật xuất thế. / hết thảy tội lỗi / con đã làm ra / đáng phải sa vào / những chỗ như vậy, ngày nay con xin / sám hối tất cả. / Ngày nay con xin / chư Phật Thế tôn / tuệ giác siêu việt / lấy đôi mắt tuệ / và trí toàn giác / chứng biết cho con, / cho con phát lộ / mọi thứ tội lỗi / nguyện kể từ nay / sẽ không tái phạm.
Ngày nay con xin / chư Phật thế tôn / chứng biết cho con : / Hoặc trong đời này / hoặc mọi đời khác, / [vô lượng đời kiếp / trôi lạc luân hồi ] / con làm bố thí / cho đến chỉ cho / các loài súc vật / một viên thực phẩm, [được bao thiện căn] / hoặc kính tuân giữ / giới luật thanh tịnh, / hoặc tu tịnh hạnh / được bao thiện căn, / tác thành chúng sinh / được bao thiện căn, / [phát tâm bồ đề / được bao thiện căn] / tu hành tuệ giác / được bao thiện căn, / thành vô thượng trí / được bao thiện căn: tất cả thiện căn / đã nói trên đây, / con tập hợp lại / đối chiếu suy nghĩ, / đem hồi hướng cả / về nơi tuệ giác / vô thượng bồ đề / của Phật thế tôn.
Quá khứ hiện tại / và cả vị lai/chư Phật thế tôn/hồi hướng thế nào, / con cũng nguyện làm / hồi hướng như vậy.
Nên sự sám hối / mọi thứ tội lỗi, / cùng sự tùy hỷ / mọi thứ phước đức, / cho đến công đức / thỉnh Phật thế tôn, / con nguyện thành tựu / tuệ giác vô thượng.
Chư Phật thế tôn / trong ba thì gian / là bậc tối thắng / đối với chúng sinh, / là vùng biển cả / công đức vô lượng, / nên con ngày nay / qui mạng đảnh lễ.
Quán Tưởng trong khi tụng bài Sám Nguyện:
Khi đọc bài sám nguyện, mỗi khi đọc đến một loại ác nghiệp thì hãy nhớ rằng bản thân mình đã phạm ác nghiệp này không chỉ một lần trong kiếp hiện tiền mà thật ra đã từng phạm vô lượng lần kể từ vô lượng sinh tử, cho dù bây giờ có nhớ hay không nhớ. Hãy khởi tâm hối cải, hối cải càng nhiều thì nghiệp chướng càng được thanh tịnh.
Tiếp theo, nhớ nghĩ đến tánh không của từng ác nghiệp đã phạm, nhớ rằng ngay cả ác nghiệp cũng không hiện hữu độc lập cố định, chỉ do duyên kết hợp mà thành, hoàn toàn chỉ là danh từ và khái niệm do tâm phân biệt giả lập mà có. Hoặc quán nghiệp chướng không có tự tánh, hoặc quán nghiệp chướng chỉ như huyễn mộng. Quán tánh không theo cách nào cũng được, từ tận đáy tim thấy rằng tội chướng vốn không, không có hiện hữu độc lập, không một phân tử nhỏ nhoi nào là thật có.
Đến cuối bài Sám Nguyện, ngưng lại một lúc để khởi tâm kiên quyết từ nay về sau sẽ không bao giờ tái phạm. Đây chính là năng lực tự chế. Lời hứa không tái phạm phải cho thực tế, dù là chỉ hứa không tái phạm trong vòng năm phút, hay năm giây, hễ đã hứa thì phải làm theo, để khỏi mang lỗi dối láo trước ruộng phước Tam Bảo.
Sám Nguyện:
U hu lag! (Khốn khổ thân con!)
Ngày nay con xin / đấng Đại Đạo Sư / Phật Kim cang trì, / cùng mười phương Phật / mười phương Bồ tát / cùng chư thánh Tăng, / nguyện xin các ngài / thương tưởng cho con / để con sám hối / mọi thứ tội lỗi.
Đệ tử tên là [xưng tên], hoặc trong đời này, / hoặc mọi đời khác, / kể từ vô thủy / cho đến bây giờ, / tâm thức ô nhiễm / đầy tham sân si, / lấy thân ngữ ý / tạo mười ác nghiệp. / Phạm tội ngũ gián , / tội cận ngũ gián; / phá phạm tịnh giới, / cùng bồ tát giới, / phá phạm luôn cả / giới, thệ, Mật thừa. / Bất kính cha mẹ, / bất kính với cả / đạo sư kim cang, / với thầy trụ trì, / cùng với chúng Tăng. / Phá hoại Tam Bảo, / xa lánh chánh pháp, / phỉ báng thánh Tăng, /ngây hại chúng sinh, / bao nhiêu tội ác / không thể kể xiết. / Biết bao ác nghiệp / con đã tự làm / hay bảo người làm / mà lòng mừng theo.
Nay con đối trước / Đạo sư Kim cang, / cùng mười phương Phật / mười phương Bồ tát / cùng chư thánh Tăng / tác bạch như vầy: / bao nhiêu tội lỗi / con đã làm ra / sẽ là chướng ngại / giải thoát luân hồi, / và sẽ là nhân / khiến con vướng kẹt / trong cõi luân hồi / sa vào đường dữ . / Con xin phát lộ / không chút che dấu / tội lỗi đã làm, / xin sám hối cả. / Nguyện trong tương lai / sẽ không tái phạm. / Sám hối phát lộ / tội lỗi đã làm/tâm sẽ an lạc, / nếu không sám hối, / an lạc chân chính / không thể phát sinh.
Quán Tưởng sau khi tụng bài Sám Nguyện:
Nghĩ rằng nhờ năng lực công đức niệm Hồng danh 35 vị Phật và Bảy đức Dược Sư, nhờ đại nguyện của chư Phật, nhờ năng lực công đức của lòng hối cãi và các yếu tố hóa giải khác, nhờ năng lực công đức lạy Phật, nước cam lồ và ánh sáng từ thân chư Phật rót xuống, làm thanh tịnh tất cả mọi ác nghiệp, phiền não cùng tập khí phiền não tích tụ trong tâm thức từ vô lượng sinh tử. Khởi lòng tin tưởng mạnh mẽ rằng tâm mình bây giờ hoàn toàn thanh tịnh.
Tiếp theo nhớ nghĩ đến tánh không. Trong Không, không có tôi, chủ thể tạo nghiệp. Trong Không, không có nghiệp tạo ra. Mặc dù có vô lượng pháp hiện, thế nhưng trong Không, không có gì là thật có. Cái này không thật có, cái kia cũng không thật có, không thật có tôi, không thật có người khác, không có gì là thật có cả. Trong Không, tất cả đều đồng một [mùi] vị. Từ nền tảng tánh không mà vạn pháp hiện ra. Vạn pháp đều là hiện tướng
của tánh không.
Hồi Hướng:
Với công đức ba thời. / của con và chúng sinh / của chư Phật, Bồ tát / - thực chất chỉ là không - / nguyện cho bản thân con / Ứthực chất chỉ là không - / mau chóng đạt chánh giác / - thực chất chỉ là không -/ và cho con có thể / dựa vào sức một người / mà dẫn dắt chúng sinh / - thực chất chỉ là Không -/ mau chóng đạt giác ngộ.
Với công đức ba thời / của con và chúng sinh / của chư Phật, Bồ tát, / nguyện cho bồ đề tâm / (là thương quí kẻ khác, / từ bỏ tâm chấp ngã, / cội nguồn của tất cả / thành tựu và hạnh phúc / của con và chúng sinh), / liền tức thì khởi phát / ngay từ trong tâm con / và tâm của chúng sinh. / Nguyện cho bồ đề tâm / nơi nào đã phát triển / sẽ tăng trưởng không ngừng / không bao giờ thoái chuyển.
Trì Chú Kim Cang Tát Đỏa:
Theo lời dạy của Lama Zopa Rinpoche, khi lạy sám Hồng Danh Phật, chúng ta có thể thêm vào 21 lần chú Kim Cang Tát Đỏa [Bách Tự Chú] và bài tụng Tán Dương đức Quan Tự Tại. Làm như vậy công đức và khả năng thanh tịnh nghiệp chướng sẽ tăng gấp bội. Sau khi xướng Hồng Danh và đảnh lễ Thất Phật Dược Sư, hãy tiếp tục vừa lạy vừa tụng chú Kim Cang Tát Đỏa. Sau đó trở lại công phu sám Hồng Danh, đọc tiếp bài sám hối và Sám Nguyện.
Đảnh Lễ:
-
Kính lạy đấng bổn sư Giáo chủ, Thế tôn, Như lai, ứng cúng, Chánh biến tri, Thích Ca Mâu Ni Phật.
-
Kính lạy Kim cang bất hoại Như lai
-
Kính lạy Bảo quang Như lai
-
Kính lạy Long tôn vương Như lai
-
Kính lạy Tinh tiến quân Như lai
-
Kính lạy Tinh tiến hỷ Như lai
-
Kính lạy Bảo hỏa Như lai
-
Kính lạy Bảo nguyệt quang Như lai
-
Kính lạy Hiện vô ngu Như lai
-
Kính lạy Bảo nguyệt Như lai
-
Kính lạy Vô Cấu Như Lai
-
Kính lạy Dũng thí Như lai
-
Kính lạy Thanh tịnh Như lai
-
Kính lạy Thanh tịnh thí Như lai
-
Kính lạy Sa lưu na Như lai
-
Kính lạy Thủy thiên Như lai
-
Kính lạy Kiên đức Như lai
-
Kính lạy Chiên đàn công đức Như lai
-
Kính lạy Vô lượng cúc quang Như lai
-
Kính lạy Quang đức Như lai
-
Kính lạy Vô ưu đức Như lai
-
Kính lạy Na la diên Như lai
-
Kính lạy Công đức hoa Như lai
-
Kính lạy Thanh tịnh quang du hý thần thông Như lai
-
Kính lạy Liên hoa quang du hý thần thông Như lai
-
Kính lạy Tài công đức Như lai
-
Kính lạy Đức niệm Như lai
-
Kính lạy Thiện danh xưng công đức Như lai
-
Kính lạy Hồng diệm đế tràng vương Như lai
-
Kính lạy Thiện du bộ công đức Như lai
-
Kính lạy Đấu chiến thắng Như lai
-
Kính lạy Thiện du bộ Như lai
-
Kính lạy Châu táp trang nghiêm công đức Như lai
-
Kính lạy Bảo hoa du bộ Như lai
-
Kính lạy Bảo liên hoa thiện trú sa la thọ vương Như lai (3x)
Kim Cang Tát Đỏa [Bách Tự Chú ]:
OM VAJRASATTVA SAMAYA MANUPALAYA / VAJRASATTVA
TVENOPATISHTHA / DRIDHO ME BHAVA / SUTOSHYO ME
BHAVA / SUPOSHYO ME BHAVA / ANURAKTO ME BHAVA /
SARVA SIDDHIM ME PRAYACCHA / SARVA KARMA SU CHAME /
CHITTAM SHRIYAM KURU HUM / HA HA HA HA HO /
BHAGAVAN SARVA TATHAGATA / VAJRA MAME MUNCHA /
VAJRA BHAVA MAHA SAMAYA SATTVA AH HUM PHAT (21x)
Phiên Âm Việt:
Ốm, Va Troa Xach Va, Xằm May Già, Ma Nu, Pờ Lai Dà / Va Troa Xach Va,
Thê Nồ Pà Thi Tà / Truỳ, Đồ, Mề, Ba Và / Xút Tồ, Khai Dồ, Mề,
Ba Và / Sup Pồ, Khai Dồ, Mề, Ba Và / A Nù, Roắc Tô, Mề, Ba Và /
Xoa Va, Xít Đum, Mề, Brà Dách Xà / Xoa Va, Khoa Mà, Xut Sa Mề /
Xít, Tâm, Srùy, Dằm, Ku Ru, Hùng / Hà, Hà, Hà,Hà, Hồ /
Ba Gà Vanh Xoa Va, Thát Tà Ga Tà / Va Troa, Ma Mê, Mún Xà, /
Va Troa, Ba Và, Ma Ha / Xằm May Già, Xach Va, A, Hùng, Pây (21 lần)
Công phu tối:
-theo lời khuyên của Lama Zopa Rinpoche
Mỗi tối trước khi đi ngủ, nên hành trì công phu trì chú Kim Cang Tát Đỏa, đọc một tràng hạt (108 chú), nửa tràng hạt, hay tối thiểu là 21 lần bài chú dài (Bách Tự Chú). Nếu quí vị có thể vừa đọc chú vừa lạy Phật thì năng lực sẽ rất mãnh liệt, phối hợp được hai công phu năng lực lớn lao như vậy sẽ tạo được rất nhiều công đức và thanh tịnh được rất nhiều nghiệp chướng nặng nề, không thể tưởng tượng được. Nếu không lạy, quí vị có thể ngồi mà tụng Bách Tự Chú. Hãy tùy vào tâm trạng và hoàn cảnh lúc ấy như thế nào để mà tự quyết định.
Quí vị có thể bắt đầu công phu tối trì chú Kim Cang Tát Đỏa với Sám Hồng Danh, đọc thẳng không cần lặp đi lặp lại nhiều lần hồng danh mỗi vị Phật như trong phần công phu sáng, làm như vậy kết quả sẽ rất mãnh liệt vì niệm Hồng Danh Phật cho dù chỉ một lần cũng đủ thanh tịnh nghiệp chướng của hàng ngàn kiếp. Công phu này năng lực mãnh liệt không thể tưởng tượng được.
Sydney 10, 2006 Hồng Như chuyển Việt ngữ,
Mọi sai sót là của người dịch
Download bằng file PDF ở đây. (12 MB)
Bài bằng tiếng Anh ở đây.
Phật Thích Ca Mâu Ni
Download bằng file Word .Doc ở đây. (3MB)
Lời Giới Thiệu:
Một khi bạn đã trải nghiệm quá nhiều đau khổ trong cuộc đời như tôi, bạn sẽ tự hỏi tại sao, vì mình không làm điều gì sai cũng không tạo ác nghiệp trong đời kiếp này, đây chính là những nghiệp xấu từ nhiều đời nhiều kiếp trước đây trong quá khứ.
Tôi soạn bài này bởi vì tôi nhận thấy tuổi trẻ ngày nay chịu đau khổ triền miên và họ muốn sám hối nhưng không biết bắt đầu từ đâu và bằng cách nào vì không có sự hướng dẫn.
Để chấm dứt sự luân hồi quả báo, phương pháp sám hối là cách tốt nhất để tiêu trừ nghiệp chướng từ nhiều đời nhiều kiếp.
Thông thường thì sám hối ở chùa cùng với những đạo hữu khác, nhưng cũng có thể sám hối ở nhà hay bất cứ nơi nào trước tôn ảnh hay tôn tượng của Phật và Bồ Tát. Không nhất thiết phải lễ lạy trước bàn thờ ở nhà nếu không thuận tiện. Có thể mang một tôn ảnh Phật đến một nơi công viên và lễ lạy. Người Tây Tạng thường lễ lạy ở bất cứ nơi nào, vì vậy chúng ta cũng có thể lễ lạy ở bất cứ nơi nào.
Có tổng cọng 126 lễ lạy, bao gồm Hồng Danh Sám Hối 35 vị Phật và 7 vị Phật Dược Sư, tất cả 42 vị Phật, đảnh lễ 3 lần mỗi vị Phật.
Bài Sám Nguyện này là từ một bộ kinh Phật Thích Ca thuyết gọi bằng tiếng Phạn là "Trīskhandhadharmasūtra". Kinh này được dùng để sám hối và thanh tịnh hóa sự phạm giới, đặc biệt là sự mất giới thể của Bồ tát giới.
Nguồn gốc của Kinh:
Một nhóm 35 vị tỳ kheo đã thọ Bồ tát giới, vô tình gây ra cái chết của một đứa trẻ trong lúc đang khất thực tìm đến ngài Upali, một trong những vị đệ tử thân cận nhất của Đức Phật và nhờ ngài thỉnh từ Đức Phật phương pháp sám hối để tịnh hoá việc mà họ đã làm. Đức Phật liền nói kinh này, khi ấy từ thân Phật phóng ra luồng hào quang trong đó hiện ra 34 vị Phật xung quanh ngài. 35 vị tỳ kheo liền đảnh lễ trước chư Phật, cúng dường và sám hối lỗi lầm của họ, sau đó quy y và khôi phục Bồ Đề Tâm.
Dưới đây là bài hướng dẫn của Lama Zopa Rinpoche được chuyển sang Việt ngữ bởi Hồng Như.