Bạch Độ Mẫu: Tara Trắng
(Tên Anh: White Tara) (Tên Phạn: Sitatārā) (Tên Tây Tạng: Drolkar སྒྲོལ་དཀར་)
Thần chú bằng chữ Tây Tạng và tiếng Phạn:
ༀ་ཏཱ་ཪེ་ཏུ་ཏྟཱ་ཪེ་ཏུ་ཪེ་མ་མ་ཨཱ་ཡུཿ་པུ་ཎྱེ་ཇྙཱ་ན་པུ་ཥྚིཾ་ཀུ་རུ་སྭཱ་ཧཱ།
Oṃ Tāre Tuttāre Ture Mama Ayuḥ Punya Jñānā Puṣtiṃ Kuru Svāhā
Phiên Âm Việt:
Ốm, Tha Rế, Thu Tha Rế, Thu Rê, Ma Ma, Ai Dà, Pun Dà, Nha Nà, Put Tìm, Khu Rù, Sô Hà
Trì tụng Bổn Tôn Chú của Bạch Độ Mẫu: Tara Trắng này hay tăng trưởng thọ mạng, kéo dài tuổi thọ, trừ hết thảy chết yểu, mạng sống ngắn ngủi, cùng các hung tai, uổng tử cực ác.
Trên chiếc vương miện của Ngài là Phật A Di Đà
Bạch Độ Mẫu: Tara Trắng là hóa thân xuất hiện từ 2 giọt nước mắt từ bi của đức Quán Thế Âm. Bồ tát Quán Thế Âm với lòng bi mẫn bao la, mặc dù không ngơi nghỉ để giúp đỡ chúng sinh nhưng ngài vẫn buồn rầu vô hạn khi thấy có nhiều chúng sinh tiếp tục rơi vào 3 cõi thấp như: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh và có rất ít chúng sinh đạt được tiến bộ trên đường giác ngộ.
Nhằm tăng tuổi thọ, phước báu và trí tuệ, đặc biệt là dẹp những chướng ngại của cái chết bất đắc kì tử.
Đa La hay Đa La Bồ Tát là tên dịch âm Hán-Việt từ tiếng Phạn Tārā, là tên của một vị nữ Bồ Tát thường gặp trong Phật giáo Tây Tạng. Tên này dịch ý là Độ Mẫu, Cứu Độ Mẫu là "người mẹ cứu độ chúng sinh".
Lịch sử:
Ngàn năm trước, trong rừng sâu ở Ấn Độ có những nữ tu, tu luyện theo phương pháp bí truyền. Họ được gọi là yogini.
Mạnh mẽ, độc lập và nghiêm khắc, những yogini đã đạt được trạng thái tâm không mong cầu.
Người Tây Tạng gọi họ là những nữ thần Tara. Tara còn có nghĩa là "ngôi sao", là ngôi Sao Bắc Đẩu, là ánh sáng soi đường cho những người bị lạc đường, là hiện thân của năng lượng ánh sáng. Thần Tara là người mẹ giàu lòng thương yêu và cũng là người bảo vệ mạnh mẽ, kiên cường, chinh phục những khó khăn. Ánh mắt của thần sáng như ánh chớp, thần giậm chân khiến đất phải rung chuyển, quỷ thần cũng phải kinh sợ.
Theo một truyền thuyết khác, trong vô số kiếp tại một cảnh giới khác có công chúa tên Yeshe Drawa, nhờ sở học và trí tuệ thông minh, công chúa có niềm tin kiên cố nơi Ba ngôi Tam Bảo, và nhờ sự quán chiếu về tính chất bất như ý của cuộc sống luân hồi nên công chúa phát nguyện giải thoát khỏi tất cả mọi đau khổ.
Do thiếu hiểu rằng tất cả chúng sinh đều giống như mình, mong muốn hạnh phúc và không muốn đau khổ nên Công chúa đã trưởng dưỡng lòng từ bi hướng về tất cả các loài hữu tình. Nàng không thích lối sống xa hoa nơi cung vàng điện ngọc và phát nguyện dẫn dắt hàng chục ngàn chúng sinh trên bước đường giải thoát vào trước mỗi bữa ăn sáng thậm chí còn nhiều hơn nữa trước khi đi ngủ.Vì nhân duyên này Nàng được xưng tụng là Arya (bậc tôn quý) Nàng có thể chứng ngộ trực tiếp bản chất của thực tại và danh xưng này biểu lộ các hạnh nguyện giải thoát của Nàng.
Các vị Trưởng lão tâm linh đã khuyên Nàng nên tu tập phát nguyện để tái sinh trong thân hình nam giới và đạt tới giác ngộ. Tuy vậy Nàng đã phát nguyện thành tựu giác ngộ trong hình tướng Nữ và liên tục hóa thân trở lại trong hình tướng nữ để giải thoát chúng sinh.
Vào thời đức Đại Nhật Như Lai có vị Công chúa tên gọi là Metok Zay (Mỹ Hoa) siêng năng tụng kinh, làm nhiều thiện hạnh phi thường vì lợi ích của chúng sinh, khi còn trẻ Nàng đã thực hiện nhiều sự cúng dường, hiến tặng lớn lao, thiện hạnh trì giới, bố thí, nhẫn nhục,từ bi cao quý vì chúng sinh. Khi đức Đại Nhật như lai hỏi nàng có tâm nguyện gì ? Nàng trả lời: " con sẽ lưu lại thế gian này đến khi mọi chúng sinh được giải thoát hoàn toàn " Đức Phật ngạc nhiên và vui mừng vì chưa hề có ai phát nguyện cao quý, vô ngã và dũng cảm như vậy.Đáp lại sự xả thân, hạnh nguyện và hoan hỷ với tâm bồ đề của Nàng, Đức Phật đã tự nhiên tuyên thuyết bản kinh tán tụng 21 Tara ca ngợi 21 phẩm tính của đức Tara.
Nhờ bản kinh này mà công chúa Mỹ Hoa được biết như hóa thân của Thánh Độ mẫu Tara xuất hiện từ 2 giọt nước mắt từ bi của đức Quán Thế Âm.Bồ tát Quán Thế Âm với lòng bi mẫn bao la, mặc dù không ngơi nghỉ để giúp đỡ chúng sinh nhưng ngài vẫn buồn rầu vô hạn khi thấy có nhiều chúng sinh tiếp tục rơi vào 3 cõi thấp như: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh và có rất ít chúng sinh đạt được tiến bộ trên đường giác ngộ.
Trong nỗi tuyệt vọng vô hạn ngài đã khóc trong đau đớn và cầu nguyện rằng: tốt hơn hết thân thể của ngài vỡ ra từng mảnh và chết đi vì ngài không thể hoàn thành tâm nguyện cứu vớt chúng sinh ra khỏi đau khổ. Từ 2 gịot nước mắt đó xuất hiện 2 vị Độ Mẫu là Lục Độ Mẫu (Tara Xanh) và Bạch Độ Mẫu (Tara Trắng).
Đức Tara nói với Ngài Quán Thế Âm rằng: ôi bậc cao quý, xin đừng bỏ hạnh nguyện cao thượng vì lợi ích chúng sinh hữu tình, tôi đã được khích lệ, tùy hỷ bởi mọi hạnh động vô ngã của ngài, tôi thấu hiểu những gian khổ vĩ đại mà ngài đã trải qua.Nhưng có lẽ, nếu tôi mang hình dáng một nữ bồ tát với tên gọi Tara, xuất hiện như một cộng sự của ngài thì sẽ có thể trợ giúp cho những nỗ lực cao cả nhất của Ngài ".
Sau khi nghe hạnh nguyện của đức Độ mẫu, đức Quan âm lại tràn đầy dũng khí để tiếp tục những nỗ lực vì quần sinh và chính lúc đó 2 ngài được đức A di đà Phật ban gia trì cho những hứa nguyện của các ngài trên con đường Bồ Tát.
Lúc tuyệt vọng, thân hình đức Quán Thế Âm đã vỡ thành các mảnh, sau đó được đức A Di Đà gắn lại thành một thân hình mới có 11 đầu, ngàn tay và ngàn mắt, hình tướng này gọi là Quan Âm Thập Nhất Diện.
Bổn Tôn thân màu Trắng; tay Phải kiết Ấn Thí Vô Úy, tay Trái cầm Hoa, nhưng trên Hoa lại có Bình Trường Thọ, trong chứa đầy Nước Cam Lộ.