top of page
Featured Posts

Gia Trì Sợi Dây 5 Màu Ngũ Sắc Được Linh Thiêng


Vòng Ngũ Sắc

Dây ngũ sắc Phật Giáo có 5 màu tượng trưng cho 5 loại Pháp Môn Phật gồm Tín, Tiến, Niệm, Định, Tuệ.

Trong Kinh Điển nhà Phật có nói Dây Ngũ Sắc cũng là đại biểu cho Kim Cương Giới của Ngũ Phật, nếu như đeo dây Ngũ Sắc, tâm quán tưởng Tây Phương A Dì Đà Phật (Màu Đỏ), Nam Phương Bảo Sinh Như Lại Phật (Màu Vàng), Bắc Phương Bất Không Thành Tựu Phật (Màu Xanh Lá), Đông Phương A Súc Bệ Phật (Màu Xanh Da Trời), Chính Giữa là Tỳ Lô Giá Na Như Lai còn được gọi là Đại Nhật Như Lai Phật (Màu Trắng)! Năm phương Đại Phật đều chiếu Phật Quang ánh sáng vàng chói của giải thoát, tức là có thể đắc được Ngũ Phương Kim Cương Đại Phật bảo hộ thân mình. Chỉ ngũ sắc có tác dụng trừ tà ma, đem lại cát tường cho mọi người. Vòng đeo tay kết chỉ Ngũ Sắc được gia trì Ngũ Phật Tâm Chú, được 5 Đức Phật gia hộ, nên khi mang dây Ngũ Sắc thì nên thường Tâm Niệm hình ảnh 5 vị Phật như kể trên mang lại bình an, may mắn, thành đạt và hạnh phúc cho tất cả những ai sở hữu nó. Nếu thường trì chú thêm vào cho dây ngũ sắc thì công hiệu càng lúc càng mạnh.

Đạo Giáo truyền thống lại có nói, ngũ sắc là đại biểu cho Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy tất cả 5 hành, cũng là Đông Tây Nam Bắc Trung Cung 5 phương vậy.

Trong tập tục dân gian, Dây Ngũ Sắc có thể mang đến nhân duyên, tình cảm tốt lành, ví như: Người nữ chưa có hôn nhân, có thể chọn ngày có trăng đẹp, thành tâm cầu nguyện có được nhân duyên tốt, sau đó đem Dây Ngũ Sắc đeo tại cổ tay, có thể tăng thêm vận Đào Hoa tốt.

Trẻ nhỏ mới sinh các tháng đầu, tại chỗ nằm treo một sợi Dây Ngũ Sắc, sao cho vừa tầm tay với của trẻ, tất sẽ mang đến ngũ phương dẫn dắt gia tăng nhân duyên, khi lớn lên cầu chức nghiệp, công danh tự nhiên sẽ có Quý Nhân giúp cho thành công. Ấy là bởi công năng chiêu cảm nhân duyên tốt lành, có từ lúc mới ra đời vậy.

Đương nhiên bất kể nam nữ, chỉ cần có đeo Dây Ngũ Sắc trên người, tất cả đều thường cảm thấy Tâm Tình yên ổn, cảm thấy tự mình có sức mạnh thu hút; cho nên thường được Quý Nhân hỗ trợ cho.

Dây Ngũ Sắc có thể đeo tại cổ tay, có thể đeo trên cổ hoặc bỏ túi áo ngực mang theo người, hoặc bỏ phong bao đỏ nằm gối đầu; Có chăng cần lưu ý nhất thiết một số cấm kỵ khi dùng dây ngũ sắc như sau:

1. Khi đã đeo dùng Dây Ngũ Sắc không được buông lời chê bai, mất lòng tin hoặc bất kính. Đã không dùng thì không ngay từ đầu.

2. Muốn gia tăng nhân duyên khác giới, nhất định cần làm ở dưới đêm trăng sáng đẹp cầu nguyện.

3. Dây Ngũ Sắc không thể để vô ý mà làm đứt hoặc đánh mất, nếu như bị đứt hoặc không dùng nữa, cần lấy vải đỏ bọc lại cất vào chỗ sạch sẽ hoặc đem đến nơi chùa miếu đốt hóa là được.

4. Trong Kinh Phật đã nói, Dây Ngũ Sắc đại biểu cho Ngũ Phật trong Kim Cương Giới, bởi vậy nên khi mang dây Ngũ Sắc thì nên thường Tâm Niệm hình ảnh 5 vị Phật như kể trên. Nếu thường trì chú thêm vào dây ngũ sắc thì công hiệu càng lúc càng mạnh.

Có hai cách để ban phước thiêng liêng cho sợi dây ngũ sắc và đeo nó được nhắc tới trong Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm Đà Ra Ni và trong Kinh Dược Sư.

Điều duy nhất để làm là trì tụng tương ứng Chú Đại Bi và hoặc thêm Chân ngôn Đà Ra Ni của Phật Dược Sư cùng với tên của 12 Vị Đại Tướng Dược Xoa khi bạn nhận được sợi dây 5 màu ngũ sắc của bạn.

Các hướng dẫn từ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm Đà Ra Ni:

Bấy giờ, Quán Thế Âm Bồ Tát bảo Phạm Thiên rằng: “ Tụng Chú này năm biến, lấy chỉ ngũ sắc làm sợi dây rồi chú vào 21 biến kết làm 21 gút rồi đeo ở cổ ” Đà Ra Ni này là điều mà chín mươi chín ức hằng hà sa chư Phật đời quá khứ đã nói. Các Đức Phật ấy vì các Hành Nhân tu hành sáu Độ chưa mãn túc, mau khiến cho được đầy đủ. Người chưa phát Tâm Bồ Đề, mau khiến cho phát Tâm. Nếu người Thanh Văn chưa chứng quả, mau khiến cho chứng. Nếu các Thần, Tiên, Người trong ba ngàn Đại Thiên Thế Giới chưa phát Tâm Vô Thượng Bồ Đề, mau khiến cho phát Tâm.

LƯỢC GIẢNG:

Lúc bấy giờ, sau khi thuyết xong bài kệ, Quán Thế Âm Bồ Tát bảo Phạm Thiên rằng: “... tụng Chú này năm biến ...” Vì sao lại tụng năm biến? Bởi vì trên thế giới này có năm bộ lớn (Ngũ Đại Bộ):

- phương Đông là A Súc Bộ, còn gọi là Kim Cang Bộ; - phương Nam là Bảo Sanh Bộ; - phương Tây là Liên Hoa Bộ; - phương Bắc là Yết Ma Bộ; - trung ương là Phật Bộ.

Năm biến Chú là tiêu biểu cho năm bộ nói trên. Năm bộ này cai quản cả năm đại ma quân—Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung—của thế gian. Ma cũng có Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung; Ngũ Bộ thống nhiếp Ngũ Đại Ma.

Như vậy, quý vị niệm Chú Đại Bi năm biến, rồi “lấy chỉ ngũ sắc xe làm sợi niệt.” “Ngũ sắc” tức là năm màu: xanh (dương), vàng, đỏ, trắng, đen. Màu xanh là tiêu biểu cho phương Đông, màu đỏ là phương Nam, màu trắng là phương Tây, màu đen là phương Bắc, và màu vàng là trung ương. Đó là tượng trưng cho Ngũ Phương, Ngũ Bộ.

“Tác sách” tức là bện thành sợi dây.

“Tụng Chú hai mươi mốt biến, thắt làm hai mươi mốt gút, rồi đeo vào cổ.” Bây giờ quý vị tụng Chú Đại Bi hai mươi mốt biến, và thắt hai mươi mốt gút thắt trên sợi dây ngũ sắc, xong lấy đeo nơi cổ.

“Đà Ra Ni này là do chín mươi chín ức hằng hà sa chư Phật đời quá khứ tuyên thuyết.” Đại Bi Đà Ra Ni này là pháp mà hằng hà sa số chư Phật đã nói ra.

Các hướng dẫn từ Kinh Dược Sư

Bạch đức Thế Tôn, chúng con phát nguyện, hết lòng phò hộ người trì kinh này, thoát khỏi ách tai, cát tường như ý. Ai muốn cầu gì, dùng “niệt năm sắc,” gút tên chúng con, trì tụng chú thần, ước nguyện trọn phần, mới mở gút ra. Đức Phật Thích ca khen các Dược-xoa, tâm nguyện bao la, phò sinh cứu khổ, đáp đền ân Phật.

Hiểu thêm về 12 Vị Đại Tướng Dược Xoa tại link này.

Video clip hướng dẫn 5 cách bện vòng đeo tay. Bện xong rồi, trì tụng Chú Đại Bi hay Chân ngôn Đà Ra Ni của Phật Dược Sư như bài ở trên hướng dẫn.

Hai video clip ở dưới hướng dẫn cách bện khóa gài.

Follow Us
No tags yet.
Search By Tags
Archive
  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square

NAMO SANGHĀYA

NAMO DHARMĀYA

NAMO GURUBHYA

NAMO BUDDHĀYA

bottom of page